Xuất khẩu gạo sẽ tăng vào cuối năm

Trao đổi với TBKTSG Online bên lề hội thảo “Giải pháp tài chính cho doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng lúa gạo, vật tư nông nghiệp và vật tư thủy sản” được tổ chức tại thành phố Cần Thơ hôm nay 25-9, ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) khẳng định:
“Xuất khẩu gạo những tháng cuối năm 2015 và đầu năm 2016 sẽ tốt hơn”.
Giải thích cho nhận định này, theo ông Năng, đối với hợp đồng 750.000 tấn Philippines mở thầu mua hôm 17-9-2015 (trong đó Việt Nam giành được 450.000 tấn), quốc gia này quyết định nhập từ nay đến hết năm 2015 là 250.000 tấn (bao gồm cả Thái Lan), “nhưng nếu năng lực của Việt Nam tốt, có thể đưa hàng sang sớm hơn, như vậy lượng xuất khẩu có thể nhiều hơn, giá cả thị trường sẽ tương đối tốt”, ông nhận định.
Một tín hiệu khác, theo ông Năng, sau chuyến đi của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thị trường xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch sang Trung Quốc cũng đã được “khơi thông”, “cho nên từ này đến cuối năm, thị trường này có lẽ sẽ được khôi phục và thoát ra khỏi tình trạng trầm lắng như những tháng đầu năm nay”, ông nói.
Ngoài ra có khả năng Indonesia cũng sẽ nhập gạo để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt trong nước.
Như vậy, khối lượng gạo xuất khẩu năm 2015 có thể vẫn đạt mục tiêu kế hoạch, tức sẽ đạt khoảng trên 6 triệu tấn, dù trước đó có dự báo cả năm sẽ sụt giảm mạnh.
Về kết quả xuất khẩu những tháng đầu năm 2015, VFA dẫn số liệu thống kê cho thấy tính đến cuối tháng 8-2015, xuất khẩu gạo chính ngạch của doanh nghiệp cả nước (bao gồm cả doanh nghiệp ngoài VFA) đạt hơn 4 triệu tấn, giảm khoảng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, nếu tính cả lượng gạo tiểu ngạch xuất sang Trung Quốc, đến cuối tháng 8-2015, xuất khẩu cả nước đạt khoảng 5 triệu tấn, tương đương cùng kỳ năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, Vinamilk thu mua hơn 183 triệu kilôgam sữa, tăng 17,12% so với năm 2013. Riêng khu vực phía Bắc, Vinamilk thu mua gần 22 triệu kilôgam sữa (mua từ hộ nông dân 14,7 triệu kilôgam), tăng 50,1% về sản lượng và 58,6% về giá trị.

Sau khi đưa vào hoạt động, “Trang trại sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Agriteck Japan” sẽ cho thu hoạch khoảng 135.000 quả mỗi năm. Bên cạnh, đơn vị này còn kinh doanh trên nhiều lĩnh vực chế biến các loại thịt, trứng, sữa bò với quy mô từ 1 - 2 tấn mỗi năm.

Nhằm đáp ứng nhu cầu chế biến cho nhà máy, Công ty cổ phần Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định (BDSTAR, nhà máy đặt tại xã Mỹ Hiệp - huyện Phù Mỹ) đã triển khai nhiều giải pháp mở rộng vùng nguyên liệu tại các địa phương trong tỉnh. Hiện nay, BDSTAR đang tiến hành khảo nghiệm các giống mì mới với tiềm năng năng suất từ 30-50 tấn/ha để cung ứng hom giống miễn phí cho nông dân sản xuất…

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, diện tích nuôi tôm nước lợ vụ nuôi năm 2015 trong nửa tháng đầu năm nay đã thả nuôi 762 ha, tập trung tại huyện Trần Đề, Long Phú và Cù Lao Dung. Tiến độ thả nuôi chậm, bằng 26% so với cùng kỳ do huyện Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu chưa thả nuôi. Thiệt hại tôm nước lợ 26 ha ở huyện Trần Đề và Long Phú, bằng 3,4% diện tích thả.

Tham dự Hội nghị có các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và PTNT và đơn vị thuộc sở các tỉnh/thành phố phía Nam từ Đà Nẵng trở vào, các Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II, III và các cơ quan báo đài. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám tới dự và chỉ đạo hội nghị.