Xuất khẩu gạo sang Trung quốc lại bị làm khó

Theo ông Dương Nghĩa Hiệp, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.Cần Thơ, trong bối cảnh xuất khẩu gạo đang suy giảm mạnh, lượng tồn kho lớn thì chính sách của Trung Quốc càng khiến cho hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường này gặp nhiều khó khăn hơn. Ông Hiệp cho biết hiện thông tin này đang gây “bức xúc” cho các DN xuất khẩu gạo phía Nam, khi dự báo vụ hè thu tới xuất khẩu gạo đang đố diện với nguy cơ gặp khó. Tuy nhiên, hiện phía Trung Quốc vẫn chưa có thông tin gì cho thấy, tình hình lạc quan hơn.
Thông tin mới nhất được ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết việc thay đổi hình thức từ công ty nhà nước sang công ty cổ phần của VFC đang khiến cho nước này không chấp thuận giấy kiểm dịch côn trùng cho gạo mà VFC cung cấp. Bởi theo Nghị định thư ký năm 2014 với Trung Quốc thì kiểm dịch côn trùng phải do DN Nhà nước thự hiện, do đó khi VFC chuyển đổi hình thức, nước bạn không chấp nhận gia hạn.
“Tuần trước Bộ đã chỉ đạo làm việc trực tiếp Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Dù đã có giải pháp nhưng trước mắt trong những ngày tới, thì chưa có dấu hiệu gì tốt hơn để có giải pháp tốt đẹp gì. Mặc dù lãnh đạo Bộ hết sức quan tâm, họp Chính phủ và gặp gỡ song phương với lãnh đạo phía Trung Quốc, sog khi trao đổi Cục Bảo vệ thực vật nói họ không tích cực hợp tác nên chưa xúc tiến vấn đề này. Nếu không có giải pháp thì từ 1/7 sẽ tiếp tục gặp khó khăn”, ông Chinh cho biết.
Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, cho biết trong tuần này sẽ tích cực làm việc với Cục Bảo vệ thực vật và các đơn vị liên quan để trao đổi với phía bạn nhằm sớm tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn cho vấn đề này.
Có thể bạn quan tâm

Thời tiết khô hạn kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất và chăn nuôi trên diện rộng. Trước thực trạng đó, nông dân địa phương đã có nhiều phương án nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại trong sản xuất, như: chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng diện tích cây hoa màu, đậu các loại; chủ động di chuyển đàn gia súc từ vùng cao xuống đồng bằng, nhằm tận dụng nguồn nước và các loại phụ phẩm nông nghiệp.

Mô hình liên kết sản xuất cà chua bi được triển khai thực hiện vào vụ Đông năm 2013 tại xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên (Hà Nam). Đây là địa phương đầu tiên được UBND tỉnh chọn xây dựng thí điểm mô hình liên kết sản xuất cà chua bi, do Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Chế biến nông sản Hội Vũ cung ứng và bao tiêu sản phẩm.

Mùa khai thác mới đã bắt đầu với những người trồng CS. Tuy nhiên, năm nay họ bước vào mùa cạo mới với nhiều lo toan về giá cả, thị trường tiêu thụ...

Nếu như nhiều hộ dân khác thường có tâm lý coi cây bơ là cây trồng phụ xen trong vườn, rẫy thì chị Nguyễn Thị Mộng Vân ở thôn Đức Thành, xã Đức Mạnh (Đắk Mil - Đắk Nông) lại có cái nhìn khác.

Bà Hồ Thị Thùy (thôn Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi) cho biết: Dưa hấu ít chăm sóc nhưng hiệu quả kinh tế gấp 3 lần so với trồng các loại cây trồng khác. Năm nay nhà tôi trồng 5 sào dưa hấu, năng suất khoảng 1,2 tấn/sào, với giá 8.500 đồng/kg, sau khi trừ chi phí đã cho lãi ròng 30 triệu đồng.