Xuất Khẩu Gạo Năm 2015 Sẽ Rất Khó Khăn

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đưa ra dự báo trên tại hội nghị sơ kết tình hình sản xuất niên vụ lúa năm 2014 và triển khai vụ Đông Xuân 2014-2015 tại khu vực Nam Bộ, ngày 10/10 của Bộ NNPTNT.
Theo VFA, lũy kế xuất khẩu gạo 9 tháng đạt 4,788 triệu tấn, đạt giá trị 2,070 tỷ USD, giá xuất khẩu bình quân 432,29 USD/tấn. So với cùng kỳ năm 2013, số lượng giảm 7,81%, giá giảm 7,2%, giá bình quân tăng 2,85 USD/tấn.
Thị trường gạo thế giới đang trong chiều hướng giảm sau khi giao dịch của Philippines và Indonesia trong tháng 8 và tháng 9 kết thúc.
Áp lực vụ thu hoạch mới, gần như đồng loạt, của Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Myanmar và Campuchia sắp tới đang tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong khi nhu cầu nhập khẩu cuối năm chưa rõ nét.
Dự báo năm 2015 sẽ là một năm rất khó khăn cho xuất khẩu gạo của Việt Nam do nguồn cung dồi dào và nhất là sự cạnh tranh của gạo Thái Lan. Hiện Thái Lan đang dẫn đầu tiến độ xuất khẩu và hướng tới mục tiêu xuất khẩu 11 triệu tấn trong năm 2014.
Thái Lan cũng đang tập trung khôi phục lại các thị trường truyền thống ở châu Phi với lợi thế gạo cũ giá rẻ. Ngoài ra, Chính phủ Thái Lan cũng đang tăng cường, mở rộng thị phần ở khu vực châu Á, nhất là giao dịch các hợp đồng Chính phủ với Philippines, Indonesia và Trung Quốc.
Theo Cục Trồng trọt - Bộ NNPTNT, hiện các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã thu hoạch hoàn tất 1,675 triệu ha lúa vụ Hè Thu, năng suất khoảng 5,48 tấn/ha, sản lượng 9,17 triệu tấn lúa. Các địa phương này cũng đã xuống giống vụ Thu Đông được khoảng 820.000/823.000 ha theo kế hoạch; đã thu hoạch được khoảng 250.000 ha, năng suất khoảng 5,1-5,2 tấn/ha, sản lượng ước 1,28 triệu tấn lúa.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi cao su, rừng keo tràm thường xuyên đối mặt với nhiều rủi ro thiên tai, thì cây sắn được chọn làm đối tượng thay thế để thoát nghèo bền vững.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT), hiện có hơn 60% diện tích trồng cà phê tại các nhà vườn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã áp dụng mô hình xen canh với các loại cây mít, tiêu, ca cao, sầu riêng… Việc trồng xen canh trong vườn cà phê giúp người nông dân đa dạng hóa sản phẩm thu hoạch, nâng cao giá trị sử dụng và thu hoạch trên một diện tích đất.

Theo Trạm Trồng trọt & Bảo vệ thực vật huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn), tính đến nay trên địa bàn huyện có hơn 600ha rừng mỡ ở 14 xã, thị trấn bị sâu ong phá hoại.

Tỉnh Bến Tre có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước - trên 55.000ha. Gần đây, trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã phát hiện một số hộ tự phát nhân - nuôi đuông dừa với mục đích kinh doanh, vì ấu trùng đuông dừa là món ăn đặc sản trong các nhà hàng, quán ăn. Đây là một việc làm rất nguy hiểm, cần được sớm phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, tránh làm lây lan gây hại cho vườn dừa.

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), năm nay, toàn huyện có gần 400 ha cam Đường Canh và cam Vinh, tăng 20 ha so với năm trước; trong đó có hơn 200 ha cho thu hoạch, tập trung ở xã Thanh Hải, Tân Quang, Quý Sơn…