Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Chăn Nuôi Trang Trại Nhỏ Ở Nhân Thắng (Bắc Ninh)

Mô Hình Chăn Nuôi Trang Trại Nhỏ Ở Nhân Thắng (Bắc Ninh)
Ngày đăng: 13/10/2014

Tại xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình (Bắc Ninh), mô hình chăn nuôi gà ta thịt của CCB Cát Văn Kim thôn Ngô Cương với số lượng nuôi 3 nghìn con mỗi lứa cho thu lãi 500 triệu đồng/năm. Diện tích chăn nuôi không lớn nhưng đây được xem là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao và dễ áp dụng cho các hộ chăn nuôi.

Hiện tại khu vực chăn nuôi của gia đình ông Kim đang có 2 nghìn con gà ta chuẩn bị đến thời điểm xuất bán có trọng lượng trên 2kg/con, 1 nghìn con gà hơn 1kg được nuôi gối đàn. Theo ông Kim, ở thời điểm hiện nay, giá bán gà thịt tại cửa chuồng là 110.000 đồng/kg, cao hơn từ 20-30 nghìn đồng/kg so với cùng thời điểm năm trước.

Theo hoạch toán đầu vào đầu ra thì một lứa gà nuôi trong vòng 4-5 tháng. Với giá bán như hiện nay, thu lãi 100 nghìn đồng/con. Như vậy, lứa gà này gia đình ông Kim có thể lãi 300 triệu đồng. Mỗi năm 2-3 lứa gà được bán ra, nếu đầu ra ổn định như hiện nay, có lãi trên 500 triệu đồng.

Ông Kim cho biết: “Để chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao ngoài yếu tố về con giống, đầu ra, cần quan tâm đến công tác tiêm phòng vac-xin, chế độ dinh dưỡng theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển cũng như vệ sinh chuồng trại bảo đảm thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông nhằm tăng sức đề kháng cho đàn vật nuôi, do đó tỷ lệ thất thoát trong quá trình chăn nuôi là rất thấp”.

Vừa chăn nuôi gà thịt là chủ lực, ông Kim còn kết hợp ươm cá giống bán cho bà con trong vùng. Do diện tích ao nuôi nhỏ hẹp nên hơn 3 sào ao được ông chia là 2 ao. 1 ao nhỏ hơn chuyên ươm từ lúc cá bột, một ao khác nuôi đến lúc cá được khoảng 4-5 con/kg rồi xuất bán. Với cách làm này, mỗi năm ông cũng thu lãi 40-50 triệu đồng.

Trên diện tích chăn nuôi chỉ 7 sào, nhưng mô hình chăn nuôi của gia đình ông Kim được đánh giá là mang lại hiệu quả kinh tế cao và là điểm tham quan học hỏi của nhiều hộ chăn nuôi tại địa phương. Mô hình chăn nuôi của gia đình ông Kim phát triển ở quy mô vừa phải nên dễ vận dụng.

Hội CCB xã Nhân Thắng ấy đây là mô hình điểm để phát triển nhân rộng trong hội viên CCB địa phương. Ông Trần Đức Điều, Chủ tịch Hội CCB xã Nhân Thắng cho biết: Đây là mô hình trang trại tuy nhỏ song làm ăn có hiệu nhất của hội cũng như xã Nhân Thắng hiện nay và được các hội viên trong xã thường xuyên đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm để áp dụng sản xuất”.

Mô hình nhỏ nhưng hiệu quả kinh tế đem lại cao. Theo kinh nghiệm chăn nuôi thì yếu tố quan trọng giúp ông Kim nhiều năm thành công với mô hình nuôi gà thịt cần 3 yếu tố: chuồng trại, con giống và công tác tiêm phòng phải được bảo đảm. Tuy nhiên, điều ông Kim cũng như nhiều hộ chăn nuôi mong muốn là Nhà nước cần có biện pháp ổn định về giá để người chăn nuôi bớt đi những thiệt thòi về tình trạng được mùa-mất giá.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả từ cơ giới hóa trên cây rau tại huyện Hóc Môn (TPHCM) Hiệu quả từ cơ giới hóa trên cây rau tại huyện Hóc Môn (TPHCM)

Để thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Hóc Môn (TPHCM) chuyển đổi cây trồng vật nuôi có hiệu quả thấp sang hiệu quả cao, UBND huyện Hóc Môn đã thực hiện chương trình chuyển đổi từ đất trồng lúa năng suất thấp sang trồng rau có giá trị cao, cung cấp sản phẩm rau an toàn cho thị trường thành phố.

24/04/2015
An Giang mở rộng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau màu An Giang mở rộng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau màu

Tỉnh An Giang thực hiện chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau màu do Công ty Cổ phần rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) đầu tư liên kết, hợp tác với nông dân trồng rau màu trong tỉnh, đã góp phần nâng giá trị sản xuất, khai thác đất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, và tạo được nguồn hàng phong phú phục vụ cho xuất khẩu.

24/04/2015
Hà Nội mở rộng quy mô sản xuất lúa hàng hóa Hà Nội mở rộng quy mô sản xuất lúa hàng hóa

Điểm mới nhất của chương trình sản xuất hàng hóa chất lượng cao (CLC) năm 2015 là việc TP Hà Nội chuyển giao về các huyện triển khai. Hiệu quả của chương trình trong 5 năm qua đã trở thành động lực thúc đẩy các địa phương tiếp tục mở rộng diện tích với nhiều giống lúa cho năng suất và chất lượng hơn.

24/04/2015
Nhiều nông dân Sơn Hải 2 đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm Nhiều nông dân Sơn Hải 2 đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm

Nhằm tiết kiệm nguồn nước cũng như để duy trì sản xuất trong mùa khô hạn, nhiều nông dân ở thôn Sơn Hải 2 (xã Phước Dinh, Thuận Nam, Ninh Thuận) đã chủ động lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm, nhờ đó nhiều diện tích đất trước đây vào mùa khô thường bỏ hoang hoặc cho năng suất cây trồng thấp, nay đã được đưa vào sản xuất mang lại hiệu quả.

24/04/2015
Cây bắp lai ngự trị trên đất lúa kém hiệu quả Cây bắp lai ngự trị trên đất lúa kém hiệu quả

Thực hiện kế hoạch chuyển đổi 642 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại màu, đến nay huyện Tiểu Cần đã chuyển đổi được 141ha đất giồng cát, đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng 02 vụ màu – 01 vụ lúa, hoặc chuyên sản xuất cây màu, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân tại các khu vực này.

24/04/2015