Xuất khẩu gạo giảm ở nhiều thị trường

Tại buổi họp giao ban trực tuyến công tác tháng 7 và 7 tháng của Bộ Công Thương, ông Huỳnh Minh Huệ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, 7 tháng đầu năm nay, cả nước xuất khẩu được khoảng 3,72 triệu tấn gạo các loại, đạt 1,59 tỷ USD, giảm 3,1% về lượng và 8,3% về giá trị so với cùng kỳ.
Nguyên nhân của sự sụt giảm là do nguồn cung gạo trên thế giới dồi dào dẫn tới sự cạnh tranh khốc liệt. Theo đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ thị trường Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Myanmar.
Về thị trường, mặc dù châu Á là thị trường xuất gạo lớn nhất (chiếm tới 70% tổng lượng gạo xuất khẩu) nhưng 7 tháng qua thị trường này đã giảm tới 19,72% so với cùng kỳ năm trước (riêng thị trường Trung Quốc giảm 21,25%). Xuất khẩu sang thị trường châu Mỹ cũng giảm tới 12,56% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điểm sáng là lượng gạo xuất khẩu sang thị trường châu Phi lại tăng tới 47,53% do lượng gạo thơm vào thị trường này đã tăng đáng kể.
Một điểm đáng chú ý trong bức tranh xuất khẩu gạo được ông Huệ nêu ra là gạo cao cấp, đặc biệt là gạo thơm đã tăng mạnh. Dấu hiệu này cho thấy, trong thời gian tới, phải chuyển đổi sản xuất theo hướng tập trung sản xuất gạo thơm, gạo chất lượng cao.
Tuy nhiên, điểm yếu vẫn tồn tại của XK gạo Việt Nam đó là chất lượng gạo chưa đồng đều, giống lúa thuần chủng yếu, nhiều loại giống bị thoái hóa, việc tuyên truyền sản xuất gạo chất lượng cao vẫn còn chưa đạt yêu cầu.
Do vậy, VFA cho rằng cần quản lý chặt việc giao thương giữa các nhà thương mại nước ngoài (nhất là châu Phi và Trung Quốc) tránh đấu trộn gạo, ảnh hưởng đến chất lượng gạo xuất khẩu.
Cũng theo VFA, xuất khẩu gạo từ nay đến cuối năm phụ thuộc vào các thị trường Trung Quốc, Indonesia, Malaysia…. Nếu không có sự đột phá về thị trường thì mục tiêu xuất khẩu 6,8 triệu tấn gạo trong năm 2015 sẽ khó khăn.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn Chiến, Chủ nhiệm Hợp tác xã Thạnh Phước, xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành (Hậu Giang) cho biết, hiện tại chanh không hạt có giá 25.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng so với tháng trước đó. Với mức giá này, người trồng chanh có lợi nhuận gần 600 triệu đồng/ha.

Giá cả hấp dẫn, thị trường tiêu thụ ổn định nên cả cam sành lẫn bưởi Năm Roi đang khẳng định hiệu quả kinh tế vượt trội so với một số cây ăn trái khác. Tuy nhiên, để 2 loại trái cây có múi này trở thành cây trồng chủ lực của tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới là vấn đề cần phải bàn.

Ngay từ cuối vụ Đông Xuân, khi các cánh đồng lúa tại 2 huyện Long Điền, Đất Đỏ (Bà Rịa - Vũng Tàu) gặt xong đã xuất hiện nhiều đàn vịt chạy đồng, trong đó có nhiều đàn vịt từ các địa phương khác đến. Việc di chuyển của những đàn vịt chạy đồng nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn đến nguy cơ lan truyền dịch cúm gia cầm.

Theo Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong tuần vừa qua (từ 18-24/8/2013), dịch bệnh đốm trắng (WSSV) đã xảy ra ở các địa phương: Tp Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Long An, Trà Vinh, Bạc Liêu và Cà Mau, với 434,33 ha bị ảnh hưởng; dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) đa xảy ra ở tỉnh Ninh Thuận, Bạc Liêu và Cà Mau, với 285,8 ha bị ảnh hưởng.

Ở huyện Trực Ninh số đầu lợn nuôi cũng giảm, cụ thể: xã Trực Đại hiện tổng đàn chỉ còn gần 1.000 con, giảm trên 1.000 con so với tháng 4-2013, xã Trực Thắng hiện tổng đàn còn 5.384 con lợn, giảm 2.316 con so với tháng 4-2013…