Xuất khẩu gạo giảm cả giá và lượng

Trong mức giảm về giá trị nêu trên, khối lượng xuất khẩu trong 9 tháng giảm khiến cho kim ngạch giảm 8,10% tương ứng với 172 triệu đô la Mỹ, và giá giảm 6,79% làm kim ngạch giảm thêm 155 triệu đô la Mỹ.
Mặc dù giá xuất khẩu gạo tháng 9-2015 tăng 5,12% so với tháng trước sau bốn tháng giảm liên tiếp, nhưng vẫn còn thấp hơn 10% so với giá tháng 9-2014. Tính chung 9 tháng đầu năm 2015, giá gạo giảm gần 6,8% so với cùng kỳ 2014.
Trung tâm này cho biết Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2015 với 35% thị phần, mặc dù lượng và trị giá giảm 2,64% và 8,74% so với cùng kỳ năm trước.
So với cùng kỳ năm 2014, một số thị trường tăng trưởng mạnh là Malaysia tăng 24% về khối lượng và tăng 24,3% về giá trị, vươn lên vị trí thứ 2 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 8,87% thị phần.
Thị trường Ghana tăng 16% về khối lượng và tăng 16,15% về giá trị, đứng vị trí thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam; thị trường Bờ Biển Ngà tăng 77,56% về khối lượng và tăng 77,93% về giá trị, đứng thứ 5 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam.
Các thị trường có sự giảm mạnh trong 9 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm 2014 là Phillipines giảm 41,01% về khối lượng và giảm 44,69% về giá trị; Singapore giảm 37,24% về khối lượng và giảm 34% về giá trị; Hồng Kông giảm 29,37% về khối lượng và giảm 35,36% về giá trị.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2015, giá gạo xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chính đều giảm, sang Các tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Israel, Đức giảm nhiều nhất với 18,34%, 15,38% và 10%, các thị trường khác giảm dưới 8%.
Dự báo xuất khẩu gạo những tháng cuối năm của Việt Nam sẽ tốt hơn nhờ thời tiết khô hạn (El Nino) gây sụt giảm sản lượng ở nhiều nước nhập khẩu lớn gạo của Việt Nam như Malaysia, Indonesia…
Có thể bạn quan tâm

Hàng nghìn hộ nông dân trồng nhãn ở khu vực ĐBSCL như Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long… đang điêu đứng vì bệnh chổi rồng liên tục tấn công vườn nhãn ngay ở giai đoạn ra hoa, đậu trái. Tại nhiều địa phương, tỷ lệ cây nhãn nhiễm bệnh chổi rồng lên đến 80,90% báo hiệu một mùa vụ thất thu nghiêm trọng

Lúa ĐX ở ĐBSCL đang vào mùa thu hoạch. Dù trên nhiều cánh đồng lớn chưa gặt rộ, mới vào khúc dạo đầu nhưng ẩn số lúa IR50404 đã dần lộ diện. Có nơi gần cả huyện trồng độc nhất giống lúa này, nay bán ra gặp lúc lúa rớt giá than vãn hết lời.

Kỳ đà là loài bò sát dễ nuôi, không tốn nhiều chi phí, đồng thời mang lại hai lợi ích to lớn, đó là: phát triển kinh tế gia đình và bảo tồn được loài động vật hoang dã

Khác với đồng bào các dân tộc thiểu số ở một số tỉnh miền núi như Hà Giang, Cao Bằng, cây ngô là nguồn lương thực chính đã gắn bó từ ngàn đời nay với người dân; ở tỉnh Yên Bái, nguồn lương thực chính là lúa gạo, nên việc trồng ngô không được chú trọng. Do vậy việc chuyển đổi cơ cấu giống từ lúa nương sang trồng ngô là việc không dễ dàng.

Ban đầu, ở vụng Nghi Sơn thuộc xã đảo Nghi Sơn (Tĩnh Gia, Thanh Hóa) chỉ có một vài lồng bè nuôi cá theo phương thức nuôi cá nhỏ, vỗ béo. Thấy cá lớn nhanh, nguồn thức ăn tại chỗ dồi dào, lợi nhuận cao, nên nhiều hộ đóng bè thả nuôi, dần lan rộng ra thành phong trào.