Xuất khẩu gạo gặp khó khăn về đầu ra

Báo cáo về tình hình thị trường và giá cả tháng 5 của Tổng cục Thống kê cho thấy, tình hình xuất khẩu gạo tiếp tục gặp khó khăn. Xuất khẩu gạo 4 tháng ước đạt 2,04 triệu tấn, kim ngạch 889 triệu USD, giảm 0,5% về lượng và 5% về giá trị. Xuất khẩu sang một số thị trường chính giảm mạnh so với cùng kỳ: Philipines giảm 41%, Trung Quốc giảm 45,1%.
Xuất khẩu gạo giảm mạnh một phần là do những thị trường lớn của gạo Việt Nam như Indonesia, Philipines đang hướng dần đến tự chủ về lương thực. Bên cạnh đó nguồn cung các nước xuất khẩu dồi dào, tạo cạnh tranh gay gắt trên thị trường, một số nước xuất khẩu lớn như Thái Lan, Ấn Độ lượng tồn kho cao. Ấn Độ và Pakistan cũng tăng cường cạnh tranh, giành thị phần xuất khẩu tại thị trường châu Phi, Trung Đông, Myanmar. Gạo của Campuchia đang đi vào thị trường EU, Trung Quốc khiến cho xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp khó khăn về đầu ra.
Tại thị trường miền Bắc giá gạo tẻ thường ở mức 10.200đ/kg – 11.300 đ/kg, tại thị trường miền Nam giá gạo tẻ thường 12.000đ - 12.300đ/kg, gạo tẻ ngon từ 15.500đ/kg – 16.500đ/kg, gạo nếp thường là 18.000kg – 20.000đ/kg.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi trồng thủy sản (NTTS) là một trong những thế mạnh của Khánh Hòa. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm phát triển, nghề này đang gặp khó khi môi trường bị ô nhiễm, đầu ra không ổn định. Tái cơ cấu nghề NTTS, tạo bước đột phá để phát triển bền vững là vấn đề được ngành Nông nghiệp tỉnh nỗ lực thực hiện.

Hồ Thác Bà (Yên Bái) có diện tích hơn 23.000 ha, diện tích mặt nước 19.000 ha. Ngoài việc tích nước cho việc phát điện, hồ Thác Bà còn có khả năng phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản.

Ông Huỳnh Văn Hận, Chủ nhiệm Hợp tác xã nuôi cá Tân Thành Tiến, ấp 4, xã Tân Thành, TP Cà Mau, cho biết, cá bống loại I được thương lái mua với giá 540 ngàn đồng/kg, loại II (có trọng lượng 0,7-1 kg) giá 390 ngàn đồng/kg. Cá chình loại I giá 440 ngàn đồng/kg, loại II giá 410 ngàn đồng/kg.

Những năm gần đây, ở xã Thới Hoà, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long ngày càng có nhiều người đầu tư nuôi ếch công nghiệp, tuy nhiên, do nuôi đơn lẻ và chưa đúng qui trình kỹ thuật, nên dẫn tới tình trạng tư thương ép giá hoặc khó tiêu thụ, khiến người nuôi rơi vào tình trạng thua lỗ.

Tin từ Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho biết, năm 2014, đơn vị này đã triển khai mô hình trình diễn “Ương giống tôm thẻ chân trắng” tại hộ ông Phạm Văn Trí ở ấp Ông Tô, xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc). Đây cũng là khu vực có diện tích nôi tôm công nghiệp lớn nhất toàn tỉnh hiện nay (hơn 150 ha).