Xuất khẩu gạo gặp khó khăn về đầu ra

Báo cáo về tình hình thị trường và giá cả tháng 5 của Tổng cục Thống kê cho thấy, tình hình xuất khẩu gạo tiếp tục gặp khó khăn. Xuất khẩu gạo 4 tháng ước đạt 2,04 triệu tấn, kim ngạch 889 triệu USD, giảm 0,5% về lượng và 5% về giá trị. Xuất khẩu sang một số thị trường chính giảm mạnh so với cùng kỳ: Philipines giảm 41%, Trung Quốc giảm 45,1%.
Xuất khẩu gạo giảm mạnh một phần là do những thị trường lớn của gạo Việt Nam như Indonesia, Philipines đang hướng dần đến tự chủ về lương thực. Bên cạnh đó nguồn cung các nước xuất khẩu dồi dào, tạo cạnh tranh gay gắt trên thị trường, một số nước xuất khẩu lớn như Thái Lan, Ấn Độ lượng tồn kho cao. Ấn Độ và Pakistan cũng tăng cường cạnh tranh, giành thị phần xuất khẩu tại thị trường châu Phi, Trung Đông, Myanmar. Gạo của Campuchia đang đi vào thị trường EU, Trung Quốc khiến cho xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp khó khăn về đầu ra.
Tại thị trường miền Bắc giá gạo tẻ thường ở mức 10.200đ/kg – 11.300 đ/kg, tại thị trường miền Nam giá gạo tẻ thường 12.000đ - 12.300đ/kg, gạo tẻ ngon từ 15.500đ/kg – 16.500đ/kg, gạo nếp thường là 18.000kg – 20.000đ/kg.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi cá trong bồn có nhiều thuận lợi hơn so với nuôi trong ao đất. Trên cùng một diện tích, nuôi cá trong bồn tuy đầu tư chi phí ban đầu có cao hơn nhiều nhưng năng suất cao hơn gấp nhiều lần so với nuôi trong ao đất.

Cụm ngành thủy sản là thế mạnh của kinh tế Cà Mau trong giai đoạn phát triển hiện nay và thời gian tới, với hạt nhân là nuôi trồng và chế biến thủy sản.

Ngày 20/8, Trung tâm giống thủy sản nước ngọt (Sở NN&PTNT) đã tổ chức tham quan, đánh giá mô hình ương giống cá Chép tại xã Yên Thắng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.

Tôm hùm bông (Panulirus ornatus) là 1 trong 7 loài tôm hùm phân bố ở vùng biển Việt Nam. Với những ưu điểm nổi trội như tăng trưởng nhanh, kích thước lớn, chất lượng thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao so với các loài khác, tôm hùm bông là đối tượng nuôi mang lại hiệu quả cao cho nhiều người dân khu vực ven biển miền trung. Cho đến nay, công nghệ nuôi tôm hùm lồng mang lại hiệu quả kinh tế cao chỉ có ở Việt Nam, mà ở đó con giống được khai thác từ tự nhiên.

Do nghề nuôi cá tra xuất khẩu gặp khó khăn, được sự tuyên truyền, vận động và hỗ trợ của chính quyền, ngành chuyên môn, nhiều hộ ở Vĩnh Long đã chuyển đổi đối tượng và mô hình nuôi, quay sang nuôi thủy đặc sản và nuôi thủy sản nội địa.