Xuất khẩu gạo gặp khó khăn về đầu ra

Báo cáo về tình hình thị trường và giá cả tháng 5 của Tổng cục Thống kê cho thấy, tình hình xuất khẩu gạo tiếp tục gặp khó khăn. Xuất khẩu gạo 4 tháng ước đạt 2,04 triệu tấn, kim ngạch 889 triệu USD, giảm 0,5% về lượng và 5% về giá trị. Xuất khẩu sang một số thị trường chính giảm mạnh so với cùng kỳ: Philipines giảm 41%, Trung Quốc giảm 45,1%.
Xuất khẩu gạo giảm mạnh một phần là do những thị trường lớn của gạo Việt Nam như Indonesia, Philipines đang hướng dần đến tự chủ về lương thực. Bên cạnh đó nguồn cung các nước xuất khẩu dồi dào, tạo cạnh tranh gay gắt trên thị trường, một số nước xuất khẩu lớn như Thái Lan, Ấn Độ lượng tồn kho cao. Ấn Độ và Pakistan cũng tăng cường cạnh tranh, giành thị phần xuất khẩu tại thị trường châu Phi, Trung Đông, Myanmar. Gạo của Campuchia đang đi vào thị trường EU, Trung Quốc khiến cho xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp khó khăn về đầu ra.
Tại thị trường miền Bắc giá gạo tẻ thường ở mức 10.200đ/kg – 11.300 đ/kg, tại thị trường miền Nam giá gạo tẻ thường 12.000đ - 12.300đ/kg, gạo tẻ ngon từ 15.500đ/kg – 16.500đ/kg, gạo nếp thường là 18.000kg – 20.000đ/kg.
Có thể bạn quan tâm

Cty CP Phân bón Bình Điền đã tổ chức chuyến học tập tại Viện Lúa quốc tế IRRI (Philippines) từ ngày 14 đến 18/11/2015. Có thể nói, chuyến đi đã nối kết được những kinh nghiệm quý báu từ thực tế ruộng vườn ra thế giới.
Theo Bộ Công an, tình trạng sản xuất, sử dụng phụ gia, chất bảo quản trong chế biến thực phẩm, trong chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đang trở nên phổ biến.

Trong nuôi thủy sản có rất nhiều phương pháp sinh học đã và đang được ứng dụng rộng rãi để xử lý ô nhiễm môi trường, đặc biệt là xử lý các chất thải hữu cơ.

Ông Hoàng Xuân Tin (Quỳnh Bảng, Quỳnh Lưu, Nghệ An) đầu tư tiền tỷ để xây dựng hệ thống nhà kín để nuôi tôm thâm canh quanh năm. Ông là người đầu tiên áp dụng biện pháp nuôi tôm trong nhà ở huyện Quỳnh Lưu.