Xuất khẩu gạo Ấn Độ 2015-2016 dự đoán giảm mạnh

USDA Post cũng dự đoán xuất khẩu gạo của Ấn Độ trong năm dương lịch 2015 đạt kỷ lục 11,5 triệu tấn. 9 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu gạo của Ấn Độ đạt 8,7 triệu tấn, tăng so với 7,8 triệu tấn cùng kỳ năm 2014.
Dự đoán, xuất khẩu gạo vẫn tiếp tục ổn định trong 3 tháng cuối năm 2015 do giá nội địa ở mức thấp và nhu cầu xuất khẩu ổn định.
Theo USDA Post, sản lượng gạo của Ấn Độ niên vụ 2015-2016 đạt 103 triệu tấn, giảm so với 104,8 triệu tấn niên vụ 2014-2015 và giảm so với 103,5 triệu tấn ước tính chính thức của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).
Diện tích trồng lúa ước đạt 43 triệu ha, giảm nhẹ so với 43,2 triệu ha ước tính chính thức của USDA.
Chính phủ Ấn Độ đã bắt đầu thu mua gạo trong niên vụ kharif 2015-2016 và đã thu mua được 6,54 triệu tấn tính đến 25/10/2015 so với 5,05 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái.
Ấn Độ đặt mục tiêu thu mua 30 triệu tấn trong niên vụ này.
Giá gạo nội địa tại Ấn Độ trong tháng 10 giảm và dự đoán tiếp tục giảm trong tháng 11 do vào vụ thu hoạch.
Tồn kho cuối vụ niên vụ 2015-2016 ước đạt 12,66 triệu tấn, giảm so với 17,7 triệu tấn niên vụ 2014-2015 và giảm so với 11,906 triệu tấn ước tính chính thức của USDA.
Có thể bạn quan tâm

Như NNVN vừa phản ánh ngày 26/3, nhiều hộ dân trồng khoai mỡ ở Thạnh Hoá, Long An đang lâm cảnh vô cùng điêu đứng vì sau khi phun thuốc trừ cỏ hiệu Misaron 80WP (do Hoa Binh Agrochem Corp - trụ sở tại Nguyễn Chí Thanh, Láng Hạ, Hà Nội cung ứng) làm khoai cháy lá và chết rụi. Hiện, PV NNVN tiếp tục ghi nhận thêm nhiều trường hợp khác lâm cảnh tương tự do cơ quan chức năng cung cấp.

Dịch chổi rồng chưa có dấu hiệu giảm bớt trên các vườn nhãn thì trong thời gian qua hơn 250 ha sapôchê (hồng xiêm) ở các địa phương khu vực ven sông Tiền thuộc tỉnh Tiền Giang lại bị rệp phấn trắng gây hại nghiêm trọng

Trung tâm Nghiên cứu rừng ngập mặn Minh Hải (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã phối hợp với Viện Sinh học nhiệt đới trồng thí nghiệm ở Cà Mau ba loại cây, trong đó có cây chà là ăn trái rất có hiệu quả.

Theo báo cáo từ Chi cục kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, hiện nay toàn tỉnh còn gần 5.000 con cá sấu không có đầu ra, tình hình này khiến cho hàng trăm hộ nuôi cá sấu bị thiệt nặng về kinh tế. Trong khi đó cá sấu để lâu trong chuồng trại lâu chừng nào thiệt hại kinh tế lớn chừng ấy vì chi phí mua thức ăn cho cá sấu rất cao.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khi đến thăm vùng nuôi tôm công nghiệp lớn nhất ĐBSCL ở tỉnh Sóc Trăng, hỏi “Người nuôi tôm cần gì ở Chính phủ?”. Tất cả những người nuôi tôm đều trả lời “thủy lợi”. Ông Nguyễn Hữu Chí, Phó chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Sóc Trăng, nói cụ thể hơn, hệ thống thủy lợi quá khứ để lại chỉ phục vụ trồng lúa, chưa phục vụ nuôi tôm