Xuất Khẩu Gạo 8 Tháng Đạt Hơn 2 Tỷ USD

Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất là Trung Quốc với 36,18% thị phần.
Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 8 theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt 584 nghìn tấn với giá trị 267 triệu USD.
Như vậy, tính từ đầu năm đến hết tháng 8, khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 4,44 triệu tấn, trị giá 2,01 tỷ USD, giảm 9% về khối lượng, và giảm 5,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá gạo xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm 2014 đạt 452,5 USD/tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2013.
Thị trường lớn nhất trong bảy tháng năm 2014 là Trung Quốc với 36,18% thị phần.
Đáng chú ý nhất là thị trường Philippines có sự tăng trưởng đột biến trong 7 tháng đầu năm với mức tăng gấp 2,8 lần về khối lượng và gấp 2,83 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Với mức tăng trưởng này, Philippines vươn lên vị trí đứng thứ 2 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 22,99% thị phần, tiếp đến là Gana, Malaysia và Singapore, chiếm thị phần lần lượt là 5,11%; 4,39% và 3,32%.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.650– 5.750 đ/kg, lúa dài khoảng 5.850 – 5.950 đ/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 7.500 – 7.600 đ/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 7.350 – 7.450 đ/kg tùy chất lượng và địa phương.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 9.150 – 9.250 đ/kg, gạo 15% tấm 8.750 – 8.850 đ/kg và gạo 25% tấm khoảng 8.250 – 8.350 đ/kg tùy chất lượng và địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Với chủ đề “Nông nghiệp Việt Nam hướng tới giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững”, hơn 400 gian hàng trong đó có nhiều gian hàng đến từ các nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi tham gia trưng bày, giới thiệu nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng bao gồm các sản phẩm nông lâm thủy sản, hàng thủ công mỹ nghệ, thiết bị cơ khí công nghệ phục vụ cho sản xuất, chế biến cho bảo quản nông sản….

Thực hiện chương trình đào tạo huấn luyện khuyến nông giữa Trung tâm khuyến nông (TTKN) Quốc Gia và TTKN tỉnh năm 2014; Từ ngày 4 -11/11, TTKN tỉnh tổ chức đoàn khảo sát, học tập các mô hình nông nghiệp hiệu quả tại 3 tỉnh Tây Bắc: Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai.

Để người dân trồng cao su tăng thu nhập, nhất là khi vườn cây trong giai đoạn kiến thiết cơ bản chưa khai thác mủ, 2 năm (2013 - 2014), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông - lâm nghiệp Tây Bắc (Viện KHKT Nông - Lâm nghiệp miền núi phía Bắc) thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng xen một số giống cây ngắn ngày trên nương cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên”.

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo giảm nghèo tỉnh, năm 2014, toàn tỉnh giảm 3,7% hộ nghèo so với năm 2013. Mục tiêu giảm nghèo bền vững được thực hiện tích cực, đồng bộ, trên cơ sở lồng ghép các chương trình, dự án đang triển khai tại địa phương, như: Nghị quyết 30a, Chương trình 135, dự án Giảm nghèo của Ngân hàng Thế giới (WB)...

Trên thế giới, thực phẩm hữu cơ rất đa dạng, từ thực phẩm tươi, như: sữa, thịt, trứng, cá, rau quả... đến thực phẩm chế biến. Tại Việt Nam, sản phẩm hữu cơ phổ biến với người dùng chủ yếu là gạo, rau quả và một số loại thực phẩm chế biến nhập khẩu.