Xuất Khẩu Đường Sang Trung Quốc

Lần đầu tiên, Việt Nam đã xuất khẩu 100.000 tấn đường sang Trung Quốc. Trong khi đó, lượng đường nhập khẩu chính ngạch thời gian qua là 98.000 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước trên 50.800 tấn.
Ngày (15/7), tại buổi tổng kết sản xuất và chế biến mía đường niên vụ 2010 - 2011 ở TPHCM, Bộ Nông nghiệp & PTNT cho biết, năng suất mía tăng lên 60,5 tấn/ha (vụ trước là 51,7 tấn/ha), giá mía ở mức khá cao (bình quân 1 triệu đồng/tấn) nên các nhà máy đường đều có lãi. Đây là những nét khởi sắc, đánh dấu giai đoạn phát triển mới.
Theo Bộ Nông nghiệp & PTNT, diện tích mía cả nước niên vụ 2010 - 2011 là 271.400ha (tăng hơn 6.300ha), trong đó, nhà máy ký hợp đồng đầu tư và mua hơn 218.600ha. Do được chăm sóc tốt nên sản lượng mía cả nước đạt 16,4 triệu tấn (tăng hơn vụ trước 2,7 triệu tấn mía). Trong đó, 39 nhà máy đã ép được 12,5 triệu tấn mía, chế biến ra 1,15 triệu tấn đường (tăng hơn 260.400 tấn).
Tuy nhiên, lượng đường xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch qua Trung Quốc thì không kiểm soát được, bà Phạm Thị Sum, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đường Biên Hòa (Đồng Nai) cho biết, mỗi ngày có hơn 1.000 tấn đường “chảy” qua Trung Quốc qua cửa khẩu các tỉnh phía Bắc.
Bà Sum cho hay tại cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), bà chứng kiến mỗi ngày khoảng 800-1.000 tấn đường được xuất qua đây. Ngoài ra còn có thêm 200-300 tấn đường được xuất qua Trung Quốc qua những cửa khẩu khác.
Trong dịp tháng 5/2011, khi giá đường xuống thấp, thương nhân mua đường RS trực tiếp tại các nhà máy với giá 16.000-17.000 đồng/kg, sau đó xuất sang Trung Quốc với giá 18.000-19.000 đồng/kg. Tại Trung Quốc, giá đường được bán 30.000-35.000 đồng/kg. Dự báo năm nay Trung Quốc thiếu khoảng 2 triệu tấn đường nên đang đẩy mạnh thu mua.
Nhưng từ đầu tháng 6, khi giá đường trong nước tăng cao, việc mua bán đường chuyển sang hình thức tạm nhập tái xuất. Theo đó, thương nhân Trung Quốc mua đường ở Thái Lan, vận chuyển qua Việt Nam rồi mới đưa sang Trung Quốc. Đường từ Thái Lan mất khoảng 5-6 ngày để về đến cảng Hải Phòng, sau đó tái xuất qua Trung Quốc. Với hình thức này, doanh nghiệp lãi 3-50 USD/tấn đường.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Bùi Bá Bổng đề nghị Tây Ninh là địa phương triển khai mô hình điểm trong cả nước về cánh đồng mía để tạo điều kiện cho việc cơ giới hóa trong sản xuất và thu hoạch mía
Có thể bạn quan tâm

Nhờ mạnh dạn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng mà thời gian qua bộ mặt huyện Phụng Hiệp đã được cải thiện rõ rệt, đời sống người dân ngày càng được nâng cao.

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định hỗ trợ 284,5 tỷ đồng cho Hà Tĩnh và 18 địa phương khác từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2015 để khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn vụ Đông Xuân năm 2014 - 2015 và vụ Hè Thu năm 2015.

Nhận thức được vai trò quan trọng của khoa học kỹ thuật đối với sản xuất nông nghiệp, thời gian qua, BTV Hội Nông dân tỉnh đã tập trung chỉ đạo Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân đẩy mạnh công tác dạy nghề, tập huấn, hướng dẫn KHKT cho hội viên, nông dân.

Kết luận từ các cuộc làm việc của Đoàn giám sát HĐND tỉnh tại các ngân hàng vừa qua đều khẳng định, công tác cải cách hành chính đã thực sự được quan tâm và thực hiện có hiệu quả. Tuy nhiên, với thủ tục vay vốn tín dụng, khách hàng đang chờ đợi sự cải thiện nhiều hơn nữa.

Huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vừa tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2011-2015 và vinh các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện chương trình.