Xuất khẩu được 2 đợt cá ngừ sang Nhật Bản

Đề án trên được Bộ NNPTNT phê duyệt triển khai từ tháng 8.2014 tại 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa. Đến nay, Bình Định đã triển khai hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản thí điểm xây dựng chuỗi liên kết giữa Công ty CP Thủy sản Bình Định với 5 tàu câu, bảo quản cá ngừ đại dương (CNĐD) theo phương pháp hiện đại; đã thực hiện được 2 đợt xuất khẩu CNĐD nguyên con sang Nhật; tổ chức JICA Nhật Bản chuẩn bị hỗ trợ 25 bộ thiết bị câu CNĐD cho ngư dân.
Trong khi đó, Phú Yên đã công bố chuỗi liên kết giữa Công ty CP Bá Hải với 8 tổ sản xuất trên biển (gồm 72 tàu câu CNĐD) đã được Bộ KHCN phê duyệt hỗ trợ một phần kinh phí nhập khẩu đồng bộ thiết bị cấp đông theo công nghệ CAS. Riêng Khánh Hòa đã tổ chức được 3 ngư đội (gồm 11 tàu CNĐD) hoạt động theo mô hình tàu mẹ - tàu con. Ngoài ra, Công ty Yanmar đang tiến hành thành lập công ty cổ phần, trong đó cổ đông là những người trực tiếp khai thác trên tàu.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ NNPTNT, việc khai thác cá ngừ theo chuỗi giá trị vẫn còn quá mới đối với ngư dân; hiệu quả của việc chuyển đổi từ khai thác tự phát sang theo chuỗi giá trị vẫn chưa được nhìn thấy rõ ràng. Nhiều ngư dân vẫn chưa bán sản phẩm cho doanh nghiệp trong chuỗi liên kết; lý do, ngư dân không vay được vốn lưu động từ ngân hàng và vẫn lệ thuộc vào vốn của các chủ nậu vựa.
Ban chỉ đạo đề án đã thống nhất tiếp tục hoàn thiện các vướng mắc của mô hình liên kết chuỗi, trong đó tiếp tục tìm kiếm nhân tố để xây dựng các doanh nghiệp thủy sản - chủ nậu vựa làm trung tâm của chuỗi liên kết. Thời gian tới, việc xây dựng chuỗi liên kết phải tập trung làm rõ bản chất cùng chia sẻ lợi ích và rủi ro giữa doanh nghiệp thu mua - chủ tàu - ngư dân khai thác CNĐD.
Có thể bạn quan tâm

Giá cà phê hạt tươi ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) xuống thấp, chỉ còn chưa đến 3.000 đồng/kg, người trồng bỏ rẫy không thu hoạch.

Trên thị trường đang có nhiều chủng loại sản phẩm hầm biogas bằng nhiều chất liệu khác nhau, có loại có giá bán rất rẻ nhưng người dân không thể biết thực hư chất lượng ra sao.

Bên dòng Vàm Cỏ Đông, từ hàng trăm năm nay, xã Phước Vân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An nổi tiếng là làng nghề trồng rau truyền thống.

Ruộng đồng không còn manh mún, bà con chộn rộn với nhiều dự định SX hàng hóa lớn. Đã nghe thấy những sôi réo của “dòng chảy” cách mạng mới nhưng vẫn còn có những hòn đá tảng lớn chắn đường

Qua 4 năm thực hiện tái cơ cấu trồng trọt, tỉnh Long An đã xây dựng được nhiều vùng chuyên canh SX lúa, mang lại hiệu quả kinh tế cao, là tiền đề vững chắc để nhân rộng.