Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất khẩu điều lội ngược dòng

Xuất khẩu điều lội ngược dòng
Ngày đăng: 16/09/2015

Xuất khẩu điều 8 tháng tăng 22,6% về lượng và 9,6% về trị giá.

Tăng 22,6% trị giá

Không giống như 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong nhóm hàng nông nghiệp của Việt Nam là gạo và cà phê giảm mạnh về kim ngạch lẫn giá trị, ngành điều lại đang có mức tăng trưởng khá tốt.

Chia sẻ với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho biết: Xuất khẩu điều trong 8 tháng đầu năm đạt 215.000 tấn nhân điều các loại đạt 1,564 tỷ USD, tăng 22,6% về trị giá và tăng 9,6% về lượng.

Thị trường xuất khẩu lớn nhất vẫn là Mỹ với mức tăng trưởng tốt trên 10%, chiếm thị phần 33%. Nguyên nhân là do vài năm trở lại đây, nắng hạn kéo dài nên các loại hạt chủ yếu của Mỹ như hạnh nhân, hạt dẻ, óc chó canh tác ở tiểu bang California bị mất mùa hoặc giảm sản lượng làm cho chênh lệch cung - cầu thêm trầm trọng.

“Vì vậy, giá hạt hạnh nhân ở Mỹ rất cao so với các năm trước nên người tiêu dùng Mỹ đang tích cực chuyển qua ăn hạt điều với giá cạnh tranh hơn. do nguồn cung các hạt khác tăng tốt”, ông Thanh cho hay.

Sau thị trường Mỹ, châu Âu là thị trường có mức tăng trưởng tốt, trong đó có Anh và Hà Lan bởi đồng Euro giữ giá.

Vinacas dự báo, xuất khẩu điều năm nay có thể đạt trên 300.000 tấn, đạt kim ngạch 2,25 tỷ USD. Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu những tháng cuối năm có thể sụt giảm do thiếu nguyên liệu.

“Khó khăn hiện nay là giá nhập khẩu điều thô cao trong khi giá điều nhân xuất khẩu lại không được tốt lắm so với tháng trước bởi nhu cầu thị trường, đặc biệt là do việc phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc”, Chủ tịch Vinacas nhận định.

Thành lập Quỹ hỗ trợ

Dù xuất khẩu điều của Việt Nam liên tiếp 9 năm qua đều đứng hạng thứ nhất trên thế giới nhưng vẫn tồn tại nhiều bất cập như: Thiếu nguyên liệu; số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu quá nhiều dẫn tới sự cạnh tranh không lành mạnh, chất lượng sản phẩm xuất khẩu không đồng đều, làm thiệt hại chung cho toàn ngành...

Với thực tế này, Vinacas đã đề xuất Bộ NN&PTNT xem xét thông qua chủ trương thành lập Quỹ hỗ trợ liên kết sản xuất và xuất khẩu điều.

Ông Thanh cho biết, đến nay, đề xuất này đã được Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và doanh nghiệp ủng hộ. Hiệp hội đang tham khảo đề án của lúa gạo và cà phê để hoàn thiện.

Theo đề xuất của Hiệp hội, Quỹ hỗ trợ được thành lập với 4 nguồn thu: Hỗ trợ của Nhà nước, phần thu trên đầu tấn xuất khẩu của tất cả doanh nghiệp chế biến xuất khẩu điều, nguồn tài trợ và nguồn thu khác.

Quỹ sẽ có Ban điều hành và Quy chế quản lý riêng theo đúng quy định của pháp luật.

Khoảng 50% kinh phí của quỹ đề nghị dùng để hỗ trợ cho chương trình thâm canh cải tạo vườn điều và nghiên cứu giống, hỗ trợ nông dân trồng điều; phần còn lại chi cho việc nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ, chế tạo thiết bị chế biến điều, nâng cao chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm trong khâu chế biến, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường trong nước.


Có thể bạn quan tâm

Trồng dưa hấu cho thu nhập khá Trồng dưa hấu cho thu nhập khá

Từ năm 2006, xóm 13 xã Nghi Long huyện Nghi Lộc (Nghệ An) được xã và huyện chọn làm điểm xây dựng cánh đồng 50 triệu với quy hoạch ban đầu chỉ có 5 ha, cơ cấu vụ xuân trồng lạc, vụ hè thu trồng dưa hấu và vụ đông trồng rau xanh hàng hoá.

29/12/2015
Thoát nghèo nhờ nấm rơm Thoát nghèo nhờ nấm rơm

Từ nhiều năm nay, bà con nông dân xã Bình Trị, huyện Thăng Bình (Quảng Nam) trồng nấm rơm ở quy mô hộ gia đình rất hiệu quả.

30/12/2015
Làm giàu từ mô hình kinh tế kết hợp Làm giàu từ mô hình kinh tế kết hợp

Để phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình và xã hội, đã có không ít nông dân mạnh dạn, năng động, dám nghĩ, dám làm, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Điển hình như gia đình anh Đỗ Văn Xuân và chị Dư Thị Hương xóm Bãi, xã Hòa Xá, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) nhờ trồng trọt kết hợp với nuôi lợn, nuôi gà mỗi năm cho thu nhập 70 – 80 triệu đồng.

30/12/2015
Làm giàu từ mô hình nuôi chim bồ câu Làm giàu từ mô hình nuôi chim bồ câu

Cái tên Cường “liều” đã quá quen thuộc với người dân xã Hùng Sơn (Hiệp Hòa - Bắc Giang). Từ đôi bàn tay trắng, không một thước đất cắm dùi, Ngô Quang Cường liều lĩnh bắt tay vào làm mô hình kinh tế trang trại ngay từ năm 24 tuổi. Sau nhiều lần thất bại, giờ đây Cường đã trở thành một chủ trang trại nuôi chim bồ câu lớn nhất huyện Hiệp Hòa.

30/12/2015
Ra tù với đôi chân liệt, vẫn thành tỷ phú nhờ bồ câu Ra tù với đôi chân liệt, vẫn thành tỷ phú nhờ bồ câu

Hai lần tù tội, ra tù với đôi chân bị liệt... nhưng nhờ lòng yêu thương vô bờ bến của mẹ, của vợ cộng với sự nỗ lực của bản thân, Đỗ Văn Kỳ (thị trấn Phùng, Đan Phượng, Hà Nội) đã trở thành tỷ phú với ngôi nhà 7 tầng nổi tiếng được gọi là “lâu đài Kỳ bồ câu”.

30/12/2015