Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất khẩu điều lội ngược dòng

Xuất khẩu điều lội ngược dòng
Ngày đăng: 16/09/2015

Xuất khẩu điều 8 tháng tăng 22,6% về lượng và 9,6% về trị giá.

Tăng 22,6% trị giá

Không giống như 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong nhóm hàng nông nghiệp của Việt Nam là gạo và cà phê giảm mạnh về kim ngạch lẫn giá trị, ngành điều lại đang có mức tăng trưởng khá tốt.

Chia sẻ với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho biết: Xuất khẩu điều trong 8 tháng đầu năm đạt 215.000 tấn nhân điều các loại đạt 1,564 tỷ USD, tăng 22,6% về trị giá và tăng 9,6% về lượng.

Thị trường xuất khẩu lớn nhất vẫn là Mỹ với mức tăng trưởng tốt trên 10%, chiếm thị phần 33%. Nguyên nhân là do vài năm trở lại đây, nắng hạn kéo dài nên các loại hạt chủ yếu của Mỹ như hạnh nhân, hạt dẻ, óc chó canh tác ở tiểu bang California bị mất mùa hoặc giảm sản lượng làm cho chênh lệch cung - cầu thêm trầm trọng.

“Vì vậy, giá hạt hạnh nhân ở Mỹ rất cao so với các năm trước nên người tiêu dùng Mỹ đang tích cực chuyển qua ăn hạt điều với giá cạnh tranh hơn. do nguồn cung các hạt khác tăng tốt”, ông Thanh cho hay.

Sau thị trường Mỹ, châu Âu là thị trường có mức tăng trưởng tốt, trong đó có Anh và Hà Lan bởi đồng Euro giữ giá.

Vinacas dự báo, xuất khẩu điều năm nay có thể đạt trên 300.000 tấn, đạt kim ngạch 2,25 tỷ USD. Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu những tháng cuối năm có thể sụt giảm do thiếu nguyên liệu.

“Khó khăn hiện nay là giá nhập khẩu điều thô cao trong khi giá điều nhân xuất khẩu lại không được tốt lắm so với tháng trước bởi nhu cầu thị trường, đặc biệt là do việc phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc”, Chủ tịch Vinacas nhận định.

Thành lập Quỹ hỗ trợ

Dù xuất khẩu điều của Việt Nam liên tiếp 9 năm qua đều đứng hạng thứ nhất trên thế giới nhưng vẫn tồn tại nhiều bất cập như: Thiếu nguyên liệu; số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu quá nhiều dẫn tới sự cạnh tranh không lành mạnh, chất lượng sản phẩm xuất khẩu không đồng đều, làm thiệt hại chung cho toàn ngành...

Với thực tế này, Vinacas đã đề xuất Bộ NN&PTNT xem xét thông qua chủ trương thành lập Quỹ hỗ trợ liên kết sản xuất và xuất khẩu điều.

Ông Thanh cho biết, đến nay, đề xuất này đã được Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và doanh nghiệp ủng hộ. Hiệp hội đang tham khảo đề án của lúa gạo và cà phê để hoàn thiện.

Theo đề xuất của Hiệp hội, Quỹ hỗ trợ được thành lập với 4 nguồn thu: Hỗ trợ của Nhà nước, phần thu trên đầu tấn xuất khẩu của tất cả doanh nghiệp chế biến xuất khẩu điều, nguồn tài trợ và nguồn thu khác.

Quỹ sẽ có Ban điều hành và Quy chế quản lý riêng theo đúng quy định của pháp luật.

Khoảng 50% kinh phí của quỹ đề nghị dùng để hỗ trợ cho chương trình thâm canh cải tạo vườn điều và nghiên cứu giống, hỗ trợ nông dân trồng điều; phần còn lại chi cho việc nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ, chế tạo thiết bị chế biến điều, nâng cao chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm trong khâu chế biến, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường trong nước.


Có thể bạn quan tâm

Một nông dân trồng 100 cây mít không hạt Một nông dân trồng 100 cây mít không hạt

Ông Hinh là người đầu tiên trong xã mạnh dạn trồng thử nghiệm 100 cây mít không hạt. Toàn bộ số cây giống, ông Hinh mua tại tỉnh Tiền Giang với giá 50.000 đồng/cây, trú tại thôn 2, xã Đồng Tuyển, TP Lào Cai.

26/10/2015
Chôm chôm Bình Hòa Phước nhận nhiều đơn đặt hàng xuất sang Châu Âu Chôm chôm Bình Hòa Phước nhận nhiều đơn đặt hàng xuất sang Châu Âu

Khoảng tháng nay có rất nhiều công ty ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội đến đặt vấn đề mua chôm chôm, số lượng khoảng 600 - 700 kg/tuần để xuất sang các thị trường Châu Âu. Tuy nhiên, do hiện tại chôm chôm hết mùa nên “HTX hẹn hợp đồng vào tháng 11 tới”.

26/10/2015
Đẩy nhanh tiến độ và giải ngân vốn xây dựng nông thôn mới Đẩy nhanh tiến độ và giải ngân vốn xây dựng nông thôn mới

Năm 2015 này, tổng nguồn vốn Quảng Nam phân bổ cho các địa phương để xây dựng NTM là gần 328,4 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư phát triển hơn 307 tỷ đồng và vốn sự nghiệp xấp xỉ 21,4 tỷ đồng.

26/10/2015
CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN THEO NGHỊ ĐỊNH 41/2010/NĐ-CP Ngân hàng ngại đầu tư CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN THEO NGHỊ ĐỊNH 41/2010/NĐ-CP Ngân hàng ngại đầu tư

Cơ chế tín dụng thông thường, thiếu bảo đảm tiền vay, dự án và sự “ngại” đầu tư của các ngân hàng khiến nguồn vốn tín dụng chưa khơi thông mạnh vào nông nghiệp, nông thôn… là những vấn đề được đặt ra tại hội nghị về "chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn".

26/10/2015
Nhân rộng mô hình trồng sâm ba kích dưới tán rừng Nhân rộng mô hình trồng sâm ba kích dưới tán rừng

Từ kết quả khảo sát thực địa tại một số địa bàn về mô hình trồng cây ba kích dưới tán rừng tự nhiên đem lại hiệu quả, huyện Tây Giang đang tiếp tục nhân rộng mô hình, nhằm giúp người dân có cơ hội phát triển nguồn dược liệu quý tại địa phương.

26/10/2015