Xuất khẩu điều lội ngược dòng

Xuất khẩu điều 8 tháng tăng 22,6% về lượng và 9,6% về trị giá.
Tăng 22,6% trị giá
Không giống như 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong nhóm hàng nông nghiệp của Việt Nam là gạo và cà phê giảm mạnh về kim ngạch lẫn giá trị, ngành điều lại đang có mức tăng trưởng khá tốt.
Chia sẻ với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho biết: Xuất khẩu điều trong 8 tháng đầu năm đạt 215.000 tấn nhân điều các loại đạt 1,564 tỷ USD, tăng 22,6% về trị giá và tăng 9,6% về lượng.
Thị trường xuất khẩu lớn nhất vẫn là Mỹ với mức tăng trưởng tốt trên 10%, chiếm thị phần 33%. Nguyên nhân là do vài năm trở lại đây, nắng hạn kéo dài nên các loại hạt chủ yếu của Mỹ như hạnh nhân, hạt dẻ, óc chó canh tác ở tiểu bang California bị mất mùa hoặc giảm sản lượng làm cho chênh lệch cung - cầu thêm trầm trọng.
“Vì vậy, giá hạt hạnh nhân ở Mỹ rất cao so với các năm trước nên người tiêu dùng Mỹ đang tích cực chuyển qua ăn hạt điều với giá cạnh tranh hơn. do nguồn cung các hạt khác tăng tốt”, ông Thanh cho hay.
Sau thị trường Mỹ, châu Âu là thị trường có mức tăng trưởng tốt, trong đó có Anh và Hà Lan bởi đồng Euro giữ giá.
Vinacas dự báo, xuất khẩu điều năm nay có thể đạt trên 300.000 tấn, đạt kim ngạch 2,25 tỷ USD. Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu những tháng cuối năm có thể sụt giảm do thiếu nguyên liệu.
“Khó khăn hiện nay là giá nhập khẩu điều thô cao trong khi giá điều nhân xuất khẩu lại không được tốt lắm so với tháng trước bởi nhu cầu thị trường, đặc biệt là do việc phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc”, Chủ tịch Vinacas nhận định.
Thành lập Quỹ hỗ trợ
Dù xuất khẩu điều của Việt Nam liên tiếp 9 năm qua đều đứng hạng thứ nhất trên thế giới nhưng vẫn tồn tại nhiều bất cập như: Thiếu nguyên liệu; số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu quá nhiều dẫn tới sự cạnh tranh không lành mạnh, chất lượng sản phẩm xuất khẩu không đồng đều, làm thiệt hại chung cho toàn ngành...
Với thực tế này, Vinacas đã đề xuất Bộ NN&PTNT xem xét thông qua chủ trương thành lập Quỹ hỗ trợ liên kết sản xuất và xuất khẩu điều.
Ông Thanh cho biết, đến nay, đề xuất này đã được Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và doanh nghiệp ủng hộ. Hiệp hội đang tham khảo đề án của lúa gạo và cà phê để hoàn thiện.
Theo đề xuất của Hiệp hội, Quỹ hỗ trợ được thành lập với 4 nguồn thu: Hỗ trợ của Nhà nước, phần thu trên đầu tấn xuất khẩu của tất cả doanh nghiệp chế biến xuất khẩu điều, nguồn tài trợ và nguồn thu khác.
Quỹ sẽ có Ban điều hành và Quy chế quản lý riêng theo đúng quy định của pháp luật.
Khoảng 50% kinh phí của quỹ đề nghị dùng để hỗ trợ cho chương trình thâm canh cải tạo vườn điều và nghiên cứu giống, hỗ trợ nông dân trồng điều; phần còn lại chi cho việc nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ, chế tạo thiết bị chế biến điều, nâng cao chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm trong khâu chế biến, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường trong nước.
Có thể bạn quan tâm

Vụ Hè Thu năm nay, được sự hỗ trợ kinh phí của Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), ngành Nông nghiệp tỉnh đã xây dựng nhiều mô hình thâm canh lúa cải tiến tại các địa phương trong tỉnh, kết quả rất khả quan.

Trong 2 ngày (21và 22-8), Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai phối hợp với Phòng Kinh tế thành phố Pleiku tổ chức thả trên 116 ngàn con cá giống ra hồ B công trình thủy lợi Biển Hồ, thuộc Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai.

Vào đầu tháng 7 (âm lịch) hằng năm, nhiều nông dân lâu nay quen sản xuất 2 lúa kết hợp 1 vụ cá hoặc những nơi vùng đất trũng không thể sạ lúa vụ 3 (Thu đông) lại bắt đầu thả nuôi cá trên ruộng lúa, nhằm kiếm thêm nguồn thu nhập trong những tháng mùa nước nổi.

Người chăn nuôi gia cầm đang phải chịu nhiều rủi ro vì giá thức ăn, dịch bệnh, đầu ra cho sản phẩm… Để tránh những rủi ro này, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ngày càng nhiều hộ gia đình chuyển hướng sang chăn nuôi gia công cho DN trong và ngoài nước. Đây đang là mô hình chăn nuôi ít rủi ro do được bao tiêu sản phẩm.

Từ kết quả này, trong thời gian tới, Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên tiếp tục thả nuôi nhiều đối tượng thủy sản nhuyễn thể 2 mảnh vỏ tại đầm Ô Loan nhằm góp phần cải thiện môi trường sinh thái và ổn định sinh kế cho người dân 5 xã sống quanh đầm.