Xuất khẩu điều kỳ vọng đạt 2,5 tỷ USD

Cụ thể, trong 9 tháng qua, Việt Nam xuất 245.000 tấn điều, trị giá 1,78 tỷ USD, tăng gần 8% về khối lượng và hơn 20% về giá so với cùng kỳ 2014.
Giá hạt điều bình quân của Việt Nam xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm nay là 7.271 USD một tấn, tăng gần 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường xuất khẩu điều chủ yếu của Việt Nam vẫn là ba thị trường lớn: Mỹ, Hà Lan, Trung Quốc chiếm 61,17%.
Đáng chú ý, các nước tham gia TPP mới đây đã chiếm trên 50% xuất khẩu của ngành, trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu điều lớn nhất của Việt Nam (chiếm trên 30% tổng giá trị xuất khẩu), Singapore (10%), Australia (7%), Canada (5%),...
Như vậy, việc đàm phán TPP kết thúc là tín hiệu vui đối với ngành chế biến xuất khẩu nhân điều giai đoạn hiện nay.
Theo Vinacas, các doanh nghiệp cần phải có những giải pháp đột phá để góp phần gia tăng chất lượng và sản lượng nguyên liệu điều thô trong nước vì một số mặt hàng xuất khẩu nếu có nguyên liệu xuất xứ trong nước sẽ được hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi của TPP, đặc biệt về thuế xuất, nhập khẩu (0%).
Hiện, nguyên liệu điều thô phục vụ chế biến xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ đáp ứng được khoảng 50% công suất chế biến.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 8-6, theo Viện Lúa ĐBSCL, nông dân các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, TP Cần Thơ… đang bắt đầu thu hoạch lúa hè thu sớm. Năm nay thời tiết thuận lợi, ít sâu bệnh nên nông dân giảm được khá nhiều về chi phí đầu tư, đồng thời tăng được năng suất lúa. Theo dự kiến, với khoảng 1,7 triệu ha lúa hè thu năm 2014, toàn vùng ĐBSCL sẽ thu về từ 7- 8 triệu tấn lúa.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện nay, Việt Nam là nước XK mực, bạch tuộc lớn thứ 2 vào Hàn Quốc.

Xã Mỹ Thành Nam (huyện Cai Lậy, Tiền Giang) là nơi có mô hình trồng lúa chất lượng cao an toàn đầu tiên trong cả nước đạt tiêu chuẩn GlobalGAP vào năm 2008. Để đạt được kết quả này, nông dân trong xã đã kiên trì thực hiện qua nhiều năm với nhiều nội dung: IPM, “Cánh đồng sạch và xanh”, Chương trình “3 giảm 3 tăng”, dự án “Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao, an toàn” tiến tới mô hình lúa đạt tiêu chuẩn GlobalGAP.

Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề nuôi gián đất, nhưng khi triển khai đã bị yêu cầu tiêu hủy.

“Xoài R2E2 được trồng ở đâu?”, câu hỏi này vẫn xôn xao dư luận bởi ngoài ở nước Úc, xoài R2E2 (Row 2 Example 2, tên khoa học Mangifera indica L) còn được trồng ở Khánh Hòa, Việt Nam. Thế nhưng, những tin đồn thất thiệt đang khiến trái xoài Úc Khánh Hòa bị người mua dè chừng.