Xuất khẩu dệt may đạt kim ngạch trên 19 tỷ USD

Trong tháng 10/2015, sản lượng vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt gần 32 triệu m2, tăng 8% so với cùng kỳ; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt gần 55 triệu m2, giảm 14,4% so với tháng 10 năm trước; quần áo mặc thường ước đạt gần 304 triệu cái, tăng 12,9% so với cùng kỳ.
Tính chung 10 tháng của năm 2015, vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 259 triệu m2; tăng 1,9% so với cùng kỳ; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và nhân tạo ước đạt 547 triệu m2, giảm 5,6% so với cùng kỳ; quần áo mặc thường ước đạt gần 2.630 triệu cái, tăng 4,4% so với cùng kỳ.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, trong 2 tháng còn lại của năm 2015, hoạt động sản xuất của ngành dệt may sẽ sôi động hơn do các doanh nghiệp đã có đơn hàng ổn định đến hết năm, đặc biệt có nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết quý I/2016.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều năm qua, dịch bệnh trên tôm, cua biển đã gây thiệt hại không nhỏ đối với năng suất, sản lượng thủy sản của người nuôi trồng.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bình quân mỗi năm, ngư dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thả nuôi hơn 23.300 lồng tôm hùm, chiếm hơn 40% tổng số lồng nuôi tôm hùm cả nước.
Những năm gần đây, người dân xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp phát triển mạnh nghề nuôi cá ba sa, cá tra, cá điêu hồng; đặc biệt, khí hậu ven sông Tiền mát mẻ quanh năm là điều kiện rất tốt để địa phương phát triển du lịch.

Hiện nay, Hà Lan là thị trường NK tôm lớn thứ 4 của Việt Nam trong khối EU, chiếm 3,2% tổng giá trị XK. 8 tháng đầu năm 2015, XK tôm sang thị trường này đạt gần 59 triệu USD, giảm 29,7% so với cùng kỳ năm trước.