Xuất khẩu dệt may đạt kim ngạch trên 19 tỷ USD

Trong tháng 10/2015, sản lượng vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt gần 32 triệu m2, tăng 8% so với cùng kỳ; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt gần 55 triệu m2, giảm 14,4% so với tháng 10 năm trước; quần áo mặc thường ước đạt gần 304 triệu cái, tăng 12,9% so với cùng kỳ.
Tính chung 10 tháng của năm 2015, vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 259 triệu m2; tăng 1,9% so với cùng kỳ; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và nhân tạo ước đạt 547 triệu m2, giảm 5,6% so với cùng kỳ; quần áo mặc thường ước đạt gần 2.630 triệu cái, tăng 4,4% so với cùng kỳ.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, trong 2 tháng còn lại của năm 2015, hoạt động sản xuất của ngành dệt may sẽ sôi động hơn do các doanh nghiệp đã có đơn hàng ổn định đến hết năm, đặc biệt có nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết quý I/2016.
Có thể bạn quan tâm

Không chỉ làm giàu cho mình, anh Thơm còn động viên, chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho bà con quanh vùng.

Để có được thu nhập hàng trăm triệu từ nuôi cua, ông Hoàng Thế Lộc (thôn Hoà Lâm, xã Hòa Long, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội) đã từng còng lưng ngoài đồng nhiều ngày trời, chỉ để “rình” cua kiếm ăn, tìm mồi như thế nào để... áp dụng vào ao nuôi của mình.

Theo lời giới thiệu của cán bộ Hội Nông dân xã Định An, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, chúng tôi tìm đến nhà anh Phan Thanh Bình (sinh năm 1981) ở ấp 2, An Phước. Vừa làm công nhân tại Nông trường Cao su Trần Văn Lưu vừa chăn nuôi trâu sinh sản, anh Bình trở thành tấm gương điển hình về làm kinh tế giỏi, đi lên từ chính nghề nuôi trâu.

Đi ngang qua ven biển Khai Long, địa phận ấp Rạch Thọ, xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển), phóng tầm mắt, một bên là bãi Khai Long sôi động với nghề nuôi nghêu, một bên là rừng đước thẳng hàng. Quan sát dưới chân rừng, ấn tượng bởi một hình ảnh thực sự bất ngờ ngay giữa miền biển Đất Mũi: Đó là hàng trăm con dê đang mải mê kiếm ăn. Những hình ảnh đẹp, bình dị này khiến nhiều người nghĩ rằng đang lạc về một chốn thảo nguyên thanh bình chứ không phải đang ở miền biển cực Nam Tổ quốc.

Chỉ bằng nghề trồng chuối tây, hàng trăm hộ dân ở xã Kim Bình (huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang) đã có thu nhập từ 100 triệu đồng/hộ trở lên. Chuối tây ở Kim Bình giờ được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với số lượng và giá cả ổn định.