Xuất khẩu cua ghẹ sang Australia tăng 236,5% trong tháng 5

Trong 4 tháng đầu năm, Australia NK 714 tấn cua ghẹ từ 17 nước, đạt giá trị 8,502 triệu USD. Trong đó, NK của các nước ASEAN chiếm 74,6% tổng giá trị và 76,9% tổng khối lượng cua ghẹ NK của Australia. Australia chủ yếu nhập khẩu cua ghẹ đông lạnh và chế biến.
Việt Nam là nước XK cua ghẹ sang Australia nhiều thứ 4, sau Myanmar, Thái Lan và Indonesia. Giá trung bình cua ghẹ Việt Nam XK sang Australia thấp hơn hẳn so với các nước đối thủ. Giá trung bình trong 4 tháng đầu năm của Myanmar, Thái Lan đạt trên 11,5 USD/kg trong khi cua ghẹ Việt Nam chỉ có giá 8,5 USD/kg.
Sau một thời gian giảm, hiện nay, thị phần của Việt Nam tại thị trường này đã tăng trở lại. Australia là một thị trường khó tính, đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng cao. Để cạnh tranh với các nước trong khối ASEAN, Việt Nam phải nâng cao chất lượng sản phẩm chứ không chỉ dựa vào giá thấp.
Có thể bạn quan tâm

XK tiêu những tháng đầu năm nay đã vượt 1 tỷ USD. Trước lợi nhuận cây tiêu mang lại, nhiều hộ nông dân đã không ngần ngại bón phân, phun thuốc vô tội vạ.

Ngày 1/9/2014, Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan cùng cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên đã bắt giữ 8 xe tải chở gần 100 tấn hàng lậu, trị giá hàng chục tỷ đồng về Hà Nội tiêu thụ. Trong số hàng lậu bị phát hiện có một lượng lớn là trứng gia cầm chưa được kiểm dịch.

Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đang chuẩn bị nhập khẩu gạo lần đầu tiên trong vòng gần một phần tư thế kỷ, nhằm cung cấp lương thực cho khu vực vùng sâu vùng xa.

Từ giữa tháng 9/2014, bắt đầu đăng ký nuôi cá tra và hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra, thực hiện Nghị định 36 của Chính phủ, để đưa ngành cá tra vượt qua khủng hoảng.

Theo Cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), mới đây Nga tiếp tục dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu đối với một số doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Đầu tháng 8/2014, Nga cho phép 7 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường nước này.