Xuất Khẩu Chuyến Cá Ngừ Đầu Tiên Sang Nhật Bản

Chiều 5.8, lãnh đạo Công ty cổ phần thủy sản Bình Định (Bidifisco) và Công ty Kato Hitoshi General Office Co., Ltd (Kato Office) của Nhật Bản đã chính thức ký kết hợp đồng kinh doanh đại lý độc quyền.
Theo đó, Kato Office là đại diện cho Bidifisco tại Nhật để đưa cá ngừ đại dương vào bán tại các trung tâm đấu giá và chuỗi cửa hàng hải sản thuộc các đối tác của Kato Office tại Nhật. Hai doanh nghiệp này đã cùng với 5 chủ tàu câu cá ngừ đại dương của ngư dân Bình Định xây dựng mô hình liên kết sản xuất cá ngừ theo chuỗi gồm: nhóm khai thác, nhà thu mua xuất khẩu và đại lý độc quyền của Bidifisco tại Nhật.
Cũng trong ngày 5.8, chuyến đánh bắt đầu tiên áp dụng công nghệ khai thác, bảo quản của Nhật Bản, các tàu cá tham gia mô hình đã đánh bắt được 54 con cá ngừ đại dương, trung bình 40 - 50 kg/con. Theo kế hoạch, sáng 6.8, Bidifisco sẽ chọn lựa, đóng gói số cá ngừ này rồi vận chuyển sang Nhật theo đường hàng không. Kato Office tiếp nhận số cá ngừ này, lựa chọn những con đạt tiêu chuẩn thị trường Nhật Bản để đem bán đấu giá vào ngày 8.8.
“Nếu thành công, chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình này tại VN vì nhu cầu tiêu thụ cá ngừ tại thị trường Nhật Bản là rất lớn”, ông Hirosuke Kato, Giám đốc Kato Office, cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài yếu tố ngư trường nói trên, không thể không kể tới tác động từ việc phát triển tàu công suất lớn và mua sắm trang thiết bị hiện đại của ngư dân, trong đó đặc biệt là việc ứng dụng máy dò ngang trong khai thác đánh bắt.

Mức độ thiệt hại trên tôm nuôi giai đoạn đầu thả giống ở Sóc Trăng đã lên hơn 1.400 ha. Sau gần 2 tháng thời tiết lạnh bất thường, hiện tượng bệnh đốm trắng bùng phát mạnh, gây thiệt hại lớn cho người nuôi, nhiều nhất là thị xã Vĩnh Châu. Xuất phát từ nguyên nhân này mà tiến độ thả nuôi chậm lại để xử lý ao nuôi, thả thăm dò để theo dõi diễn biến thời tiết.

Tuy nhiên diện tích tôm - rừng ở Cà Mau hiện chưa đáp ứng được hai tiêu chí quan trọng của tiêu chuẩn tôm sinh thái là tỷ lệ diện tích rừng/tôm phải đạt 6/4 và vệ sinh môi trường, nên đã qua diện tích này chưa được chứng nhận nhiều.

Ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, nhận định: “Biến đổi khí hậu đang ngày một tác động mạnh mẽ đến sản xuất thuỷ sản. Đây là một trong những loại hình nuôi rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường, nhất là con tôm.

Nhận được thông tin vùng biển Lý Sơn – Quảng Ngãi trúng đậm cá nục, nhiều tàu công suất lớn của Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên đã về đây mua cá. Họ mua cá không phải để chuyên chở đi nơi khác tiêu thụ kiếm lời mà đưa cá vào muối mắm ngay trên biển.