Xuất Khẩu Chuyến Cá Ngừ Đầu Tiên Sang Nhật Bản

Chiều 5.8, lãnh đạo Công ty cổ phần thủy sản Bình Định (Bidifisco) và Công ty Kato Hitoshi General Office Co., Ltd (Kato Office) của Nhật Bản đã chính thức ký kết hợp đồng kinh doanh đại lý độc quyền.
Theo đó, Kato Office là đại diện cho Bidifisco tại Nhật để đưa cá ngừ đại dương vào bán tại các trung tâm đấu giá và chuỗi cửa hàng hải sản thuộc các đối tác của Kato Office tại Nhật. Hai doanh nghiệp này đã cùng với 5 chủ tàu câu cá ngừ đại dương của ngư dân Bình Định xây dựng mô hình liên kết sản xuất cá ngừ theo chuỗi gồm: nhóm khai thác, nhà thu mua xuất khẩu và đại lý độc quyền của Bidifisco tại Nhật.
Cũng trong ngày 5.8, chuyến đánh bắt đầu tiên áp dụng công nghệ khai thác, bảo quản của Nhật Bản, các tàu cá tham gia mô hình đã đánh bắt được 54 con cá ngừ đại dương, trung bình 40 - 50 kg/con. Theo kế hoạch, sáng 6.8, Bidifisco sẽ chọn lựa, đóng gói số cá ngừ này rồi vận chuyển sang Nhật theo đường hàng không. Kato Office tiếp nhận số cá ngừ này, lựa chọn những con đạt tiêu chuẩn thị trường Nhật Bản để đem bán đấu giá vào ngày 8.8.
“Nếu thành công, chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình này tại VN vì nhu cầu tiêu thụ cá ngừ tại thị trường Nhật Bản là rất lớn”, ông Hirosuke Kato, Giám đốc Kato Office, cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Theo quy hoạch phát triển vùng sản xuất mãng cầu ta tỉnh BR-VT đến năm 2020, diện tích sản xuất giống cây trồng này của tỉnh là khoảng 1.700ha, với sản lượng bình quân 10.000 tấn/năm. Dự kiến đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh sẽ ổn định diện tích mãng cầu ta 1.709ha, diện tích cho sản phẩm 1.606ha, sản lượng 13.403 tấn.

Xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang) là nơi được mệnh danh “xứ nhãn” của An Giang, nổi tiếng với giống nhãn Mỹ Đức tồn tại hàng trăm năm, vì mùi vị thơm ngon khó tìm được ở nơi khác.

Lên tham quan vườn điều của những nông dân ở Bù Gia Mập (Bình Phước), những chuyên gia gần trọn đời nghiên cứu về cây điều không khỏi ngạc nhiên.

Qua trao đổi, các nhà vườn cho biết loại côn trùng này màu trắng, dài 0,5- 0,8cm, trông giống như con sùng trong các đống cây mục. Là loại ăn gỗ nên chúng tấn công vào phần vỏ cây sau đó ăn lèn lách vào tận phần lõi gỗ của cây nên rất khó phát hiện.

Ông Phạm Thế Tài, Chánh Thanh tra Sở NN-PTNT Cà Mau cho biết, từ đầu năm đến nay đã tổ chức được 99 đợt thanh tra quản lý chất lượng và thú y thủy sản.