Xuất Khẩu Chả Cá, Thịt Cá Xay Sang Nhật Bản Hồi Phục Mạnh

Tính đến hết tháng 2/2014, XK chả cá và surimi sang Nhật Bản đã tăng trưởng trên 60% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái tương ứng 3,6 triệu USD.
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, nếu như năm 2013, Nhật Bản được xem là một trong những thị trường lớn với nhiều khó khăn cho ngành SX và XK chả cá, thịt cá xay (surimi) Việt Nam, thì sang đầu năm 2014, tình hình hoàn toàn đảo ngược.
Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, tính đến hết tháng 2/2014, XK chả cá và surimi sang Nhật Bản đã tăng trưởng trên 60% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái tương ứng 3,6 triệu USD. Đây là con số tăng trưởng khả quan cho thấy sự hồi phục rõ rệt trong hoạt động XK surimi Việt Nam sang Nhật Bản sau một thời gian dài ảm đạm và giá trị XK luôn chìm trong tăng trưởng âm.
Trước đây, Nhật Bản là thị trường thứ 2 sau Hàn Quốc về NK surimi từ Việt Nam, nhưng trong năm 2013, XK surimi sang Nhật Bản đã sụt giảm đáng kể 36,2% so với năm 2012, khiến thị trường này phải nhường vị trí cho ASEAN và lùi sâu xuống đứng thứ 4 sau Hàn Quốc, ASEAN và Trung Quốc...
Hiện nay, Việt Nam là một trong số ba nhà cung cấp quan trọng surimi cho thị trường Nhật Bản và chiếm khoảng 7% thị phần tại thị trường này. Với lợi thế về giá XK thấp hơn so với một số nguồn cung khác như Thái Lan, Indonesia và Ấn Độ nhưng vẫn cao hơn giá NK từ thị trường Myanmar. Tuy nhiên, nhìn chung hầu hết giá trung bình NK từ năm thị trường chính (bao gồm cả Việt Nam) vào Nhật Bản trong tháng 1/2014 đều có xu hướng tăng từ 7 - 24% so với cùng kỳ năm 2013.
Có thể bạn quan tâm

Ở nhiều địa phương trong tỉnh Phú Yên, nuôi dông trên vùng đất cát bước đầu đã cho thấy những hiệu quả nhất định. Mô hình này tiếp tục được kỹ sư Đặng Thanh Thiện, cán bộ Phòng NN-PTNT huyện Tuy An nhân rộng, góp phần làm thay đổi cuộc sống của nhiều hộ dân nơi đây.

Việt Nam sẽ đối mặt với việc bò Úc, gà Mỹ ồ ạt vào Việt Nam. Với 11.000 dòng thuế sẽ được cắt giảm để tiến về mức 0% khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhiều chuyên gia cảnh báo bên cạnh lợi thế nông nghiệp, Việt Nam sẽ đối mặt với bò Úc, gà Mỹ ồ ạt vào Việt Nam.

Trên địa bàn huyện Châu Thành A (Hậu Giang) có rất nhiều hộ bắt ốc bươu vàng vựa lại làm thức ăn trong chăn nuôi. Bà con rào lưới lại trên bờ và đổ ốc vào để đến mùa khô không còn ốc ngoài đồng thì mới đem ốc này ra làm thức ăn cho gia cầm, lươn, cá…

Tuy nhiên ở nước ta, việc đầu tư phát triển nguồn con giống phục vụ cho chăn nuôi còn nhiều hạn chế. Hiện cả nước có 195 cơ sở sản xuất giống lợn cụ kị (GGP) và ông bà (GP) với tổng đàn nái khoảng 73,5 ngàn con, trong đó có 10 cơ sở, 4,4 ngàn lợn nái cụ kị và ông bà thuộc quản lý của Bộ NN&PTNT (chiếm 5,9% đàn GGP và GP của cả nước).

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai, tổng đàn gà trên địa bàn tỉnh hiện nay trên 11,6 triệu con, tăng khoảng 1 triệu con so với cuối năm 2012. Trong đó, chăn nuôi theo hình thức trang trại chiếm hơn 88%, chăn nuôi nhỏ lẻ chỉ gần 12%. Các công ty chăn nuôi nước ngoài và liên doanh chiếm gần 2/3 tổng đàn gà của tỉnh.