Xuất Khẩu Càphê Cả Nước Đạt Kỷ Lục Gần 3,4 Tỷ USD

Theo Hiệp hội càphê ca cao Việt Nam (Vicofa), niên vụ càphê 2011 - 2012, Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,6 triệu tấn càphê, đạt giá trị gần 3,4 tỷ USD, tăng 23% về lượng và 24% về giá trị.
Đây là kim ngạch xuất khẩu cao nhất của càphê Việt Nam từ trước đến nay.
Vicofa cho biết, niên vụ này giá xuất khẩu bình quân đạt 2.000 USD/tấn, thấp hơn mức bình quân của năm 2011, tuy nhiên khoảng cách giá càphê Việt Nam so với thế giới tại sàn London và New York chỉ còn 30 - 40 USD/tấn (trước đây mức chênh lệch là 100 USD/tấn).
Trong niên vụ càphê 2011 - 2012, càphê Việt Nam xuất khẩu qua 80 quốc gia vùng lãnh thổ khác nhau, trong đó các quốc gia nhập khẩu càphê lớn nhất của Việt Nam là Đức (12,81%), Mỹ là (11,6%), tiếp theo là Italy, Tây Ban Nha, Nhật Bản…
Đặc biệt, khi bắt đầu niên vụ càphê 2011 - 2012, Vicofa đã dự báo sản lượng càphê của Việt Nam chỉ đạt mức 1,2 triệu tấn nhưng thực tế khi kết thức niên vụ, tổng sản lượng đạt được là 1,5 triệu tấn.
Theo Vicofa, việc sản lượng càphê tăng cao so với dự báo là do thời tiết trong năm thuận lợi cho cây càphê phát triển, tỷ lệ càphê hái chín cao hơn mùa vụ trước, nên chất lượng và sản lượng càphê trong niên vụ 2012 - 2013 vượt mức dự báo ban đầu của hiệp hội.
Theo kế hoạch, trong hai năm tới, cả nước sẽ có khoảng 50.000 - 60.000 ha càphê trên 25 tuổi cần phải tái canh lại, do vậy niên vụ càphê 2012 - 2013, sản lượng càphê cả nước sẽ đạt 1,2 - 1,3 triệu tấn, giảm khoảng 15 - 20%.
Trong khi chờ sự hỗ trợ của Chính phủ đầu tư cho cây càphê, niên vụ tới Vicofa dự kiến sẽ thu 2 USD/tấn càphê xuất khẩu cho quỹ phát triển ngành hàng càphê, trong đó sẽ dành một phần để hỗ trợ giống cho các hộ dân khi tái canh lại vườn càphê.
Có thể bạn quan tâm

Cá rô phi được Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định là một trong 4 đối tượng thủy sản nuôi chủ lực trên cả nước. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh nghiệm nuôi cùng cơ sở hạ tầng phục vụ chế biến tương đối tốt nên Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển mạnh nghề nuôi và chế biến xuất khẩu cá rô phi.

Theo Quyết định số 1926/QĐ-UBND, ngày 18/12/2014 của UBND tỉnh về quy hoạch vùng sản xuất khoai lang đảm bảo an toàn thực phẩm tại các huyện trọng điểm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, thì 3 huyện là Đắk Song, Tuy Đức và Đắk Glong là các địa phương được chọn trong vùng quy hoạch vùng sản xuất.

Vụ đông xuân 2014 - 2015, toàn tỉnh gieo trồng được 9.050 ha cây trồng các loại. Trước những diễn biến bất lợi của thời tiết, khi nắng hạn kéo dài, khiến vụ đông xuân đứng trước nguy cơ sụt giảm năng suất. Ðể ứng phó tình hình, các cấp, ngành, địa phương đã chủ động phối hợp đồng bộ các giải pháp để đảm bảo kết quả sản xuất vụ đông xuân.

Mắc ca là loại cây có khả năng chịu hạn tốt, hạt là thực phẩm cao cấp, được ưa chuộng trên thế giới về thị trường, tuy theo đánh giá thì thế giới đang có nhu cầu lớn, nhưng chưa có gì là đảm bảo chắc chắn về giá cả, đầu ra nếu nông dân trồng ồ ạt, chạy theo phong trào.
Toàn tỉnh gieo cấy trên 8.718ha lúa đông xuân, chủ yếu là trà sớm và chính vụ (gần 6.000ha) đang bước vào giai đoạn đòng già, trỗ bông. Thời tiết nắng nóng, sáng sớm có sương nhẹ rải rác là điều kiện thuận lợi để một số bệnh hại trên lúa đông xuân phát sinh, gây hại.