Xuất Khẩu Càphê Cả Nước Đạt Kỷ Lục Gần 3,4 Tỷ USD

Theo Hiệp hội càphê ca cao Việt Nam (Vicofa), niên vụ càphê 2011 - 2012, Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,6 triệu tấn càphê, đạt giá trị gần 3,4 tỷ USD, tăng 23% về lượng và 24% về giá trị.
Đây là kim ngạch xuất khẩu cao nhất của càphê Việt Nam từ trước đến nay.
Vicofa cho biết, niên vụ này giá xuất khẩu bình quân đạt 2.000 USD/tấn, thấp hơn mức bình quân của năm 2011, tuy nhiên khoảng cách giá càphê Việt Nam so với thế giới tại sàn London và New York chỉ còn 30 - 40 USD/tấn (trước đây mức chênh lệch là 100 USD/tấn).
Trong niên vụ càphê 2011 - 2012, càphê Việt Nam xuất khẩu qua 80 quốc gia vùng lãnh thổ khác nhau, trong đó các quốc gia nhập khẩu càphê lớn nhất của Việt Nam là Đức (12,81%), Mỹ là (11,6%), tiếp theo là Italy, Tây Ban Nha, Nhật Bản…
Đặc biệt, khi bắt đầu niên vụ càphê 2011 - 2012, Vicofa đã dự báo sản lượng càphê của Việt Nam chỉ đạt mức 1,2 triệu tấn nhưng thực tế khi kết thức niên vụ, tổng sản lượng đạt được là 1,5 triệu tấn.
Theo Vicofa, việc sản lượng càphê tăng cao so với dự báo là do thời tiết trong năm thuận lợi cho cây càphê phát triển, tỷ lệ càphê hái chín cao hơn mùa vụ trước, nên chất lượng và sản lượng càphê trong niên vụ 2012 - 2013 vượt mức dự báo ban đầu của hiệp hội.
Theo kế hoạch, trong hai năm tới, cả nước sẽ có khoảng 50.000 - 60.000 ha càphê trên 25 tuổi cần phải tái canh lại, do vậy niên vụ càphê 2012 - 2013, sản lượng càphê cả nước sẽ đạt 1,2 - 1,3 triệu tấn, giảm khoảng 15 - 20%.
Trong khi chờ sự hỗ trợ của Chính phủ đầu tư cho cây càphê, niên vụ tới Vicofa dự kiến sẽ thu 2 USD/tấn càphê xuất khẩu cho quỹ phát triển ngành hàng càphê, trong đó sẽ dành một phần để hỗ trợ giống cho các hộ dân khi tái canh lại vườn càphê.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 08 tháng 01 năm 2014, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư phối hợp UBND xã Vĩnh Lộc A, huyện Hồng Dân tổ chức tổng kết lớp tập huấn kỹ thuật canh tác cho 26 hộ nông dân trên địa bàn xã và mô hình trình diễn 02 giống lúa chịu mặn OM 6600 và OM 5954 được sự hỗ trợ kinh phí từ dự án GIZ tỉnh Bạc Liêu.

Nhằm hướng dẫn nông dân thay đổi đối tượng nuôi mới, mạnh dạn đầu tư thức ăn công nghiệp, thay đổi quy mô cũng như tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, nâng cao năng suất, rút ngắn thời gian nuôi, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Trị (KNKN) đã triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.

Trong 3 ngày (từ 19 - 21/8/2012), Tại hội trường Chi cục Thú y, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu đã phối hợp cùng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức lớp tập huấn về “Kỹ thuật chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học”. Có 30 học viên là những hộ chăn nuôi vịt ở xã Phong Thạnh Đông, huyện Giá Rai dự học.

100 gram có giá đến 3 triệu đồng, nên yến sào được mệnh danh như “vàng trắng”. Nuôi yến mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, nhưng không phải ai cũng thành công. Có người đầu tư cả tỷ bạc, nhưng đành trắng tay khi loài chim “khó tính” này không chịu đến ở.

Thực hiện Dự án thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học tại tỉnh Bạc Liêu (Dự án GIZ). Ngày 23/8/2013, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (TTKN-KN) phối hợp cùng Ban quản lý Dự án GIZ tổ chức khai giảng 2 lớp tập huấn “Kỹ thuật canh tác giống lúa chịu mặn theo hướng VietGAP” tại vùng tôm - lúa của 2 xã Phong Thạnh và Phong Thạnh A, huyện Giá Rai.