Xuất Khẩu Càphê Cả Nước Đạt Kỷ Lục Gần 3,4 Tỷ USD

Theo Hiệp hội càphê ca cao Việt Nam (Vicofa), niên vụ càphê 2011 - 2012, Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,6 triệu tấn càphê, đạt giá trị gần 3,4 tỷ USD, tăng 23% về lượng và 24% về giá trị.
Đây là kim ngạch xuất khẩu cao nhất của càphê Việt Nam từ trước đến nay.
Vicofa cho biết, niên vụ này giá xuất khẩu bình quân đạt 2.000 USD/tấn, thấp hơn mức bình quân của năm 2011, tuy nhiên khoảng cách giá càphê Việt Nam so với thế giới tại sàn London và New York chỉ còn 30 - 40 USD/tấn (trước đây mức chênh lệch là 100 USD/tấn).
Trong niên vụ càphê 2011 - 2012, càphê Việt Nam xuất khẩu qua 80 quốc gia vùng lãnh thổ khác nhau, trong đó các quốc gia nhập khẩu càphê lớn nhất của Việt Nam là Đức (12,81%), Mỹ là (11,6%), tiếp theo là Italy, Tây Ban Nha, Nhật Bản…
Đặc biệt, khi bắt đầu niên vụ càphê 2011 - 2012, Vicofa đã dự báo sản lượng càphê của Việt Nam chỉ đạt mức 1,2 triệu tấn nhưng thực tế khi kết thức niên vụ, tổng sản lượng đạt được là 1,5 triệu tấn.
Theo Vicofa, việc sản lượng càphê tăng cao so với dự báo là do thời tiết trong năm thuận lợi cho cây càphê phát triển, tỷ lệ càphê hái chín cao hơn mùa vụ trước, nên chất lượng và sản lượng càphê trong niên vụ 2012 - 2013 vượt mức dự báo ban đầu của hiệp hội.
Theo kế hoạch, trong hai năm tới, cả nước sẽ có khoảng 50.000 - 60.000 ha càphê trên 25 tuổi cần phải tái canh lại, do vậy niên vụ càphê 2012 - 2013, sản lượng càphê cả nước sẽ đạt 1,2 - 1,3 triệu tấn, giảm khoảng 15 - 20%.
Trong khi chờ sự hỗ trợ của Chính phủ đầu tư cho cây càphê, niên vụ tới Vicofa dự kiến sẽ thu 2 USD/tấn càphê xuất khẩu cho quỹ phát triển ngành hàng càphê, trong đó sẽ dành một phần để hỗ trợ giống cho các hộ dân khi tái canh lại vườn càphê.
Có thể bạn quan tâm

Cường độ âm thanh dẫn dụ chim yến không vượt quá 70 đề xi pen trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 21 giờ và không được sử dụng âm thanh từ 21 giờ đến 6 giờ sáng. Chủ cơ sở nuôi chim yến phải thực hiện quy định về vệ sinh thú y và phòng, chống dịch bệnh. Đối với các tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở nuôi chim yến sau thời điểm thông tư này có hiệu lực phải phù hợp với quy hoạch và được sự đồng ý bằng văn bản của UBND cấp huyện…

Năm 2010, từ đôi vịt trời vướng vào lưới đánh cá, anh Tô Quang Dần, thôn Đông Phú, xã Đông Phú, huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã đem về nuôi và thuần hóa. Sau khoảng bảy tháng, vịt trời đẻ lứa trứng đầu tiên, anh Dần đem trứng cho gà ấp để nhân giống. Sau bốn tháng chăm sóc, lứa vịt trời đầu tiên được xuất bán với giá từ 220 đến 250 nghìn đồng/con. Trước hiệu quả kinh tế nhờ nuôi vịt trời đem lại, anh Dần đã tăng quy mô đàn.

Chăm sóc dâu đầy đủ; bón cân đối các loại phân đạm-lân-kali, đủ định lượng, đúng lúc và đúng cách. Hái dâu đúng kỹ thuật và theo yêu cầu tuổi tằm: tằm nhỏ (tuổi 1 đến tuổi 3) ăn lá dâu non, tằm lớn (tuổi 4 - tuổi 5) ăn lá dâu thành thục và lá già. Sát trùng nhà cửa và dụng cụ nuôi tằm bằng dung dịch foocmol 0,2% trước và sau mỗi lứa nuôi.

Ông Thạch Kẹt bày tỏ: “Nếu so sánh với những loại rau màu khác thì trồng hành tím cho thu nhập cao hơn. Chưa có năm nào hành tím bội thu như năm nay. Năng suất bình quân từ 1,1 - 1,3 tấn/công. Không chỉ trúng mùa, hành tím còn trúng giá (từ 17.000 - 19.000 đồng/kg).

Được Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hỗ trợ nguồn vốn 500 triệu đồng, 22 hộ là hội viên Chi hội HTX Nông nghiệp Quyết Thắng đã thực hiện dự án trồng rau an toàn tại phường Long Hương (TP. Bà Rịa). Sau 7 tháng thực hiện dự án, các hộ đã trồng 2,2ha rau dền, cải, mồng tơi...