Xuất khẩu cao su, cà phê cùng sụt giảm

Cụ thể, 7 tháng đầu năm, xuất khẩu cao su đạt 519 nghìn tấn, giá trị đạt 760 triệu USD, tăng 13,6% về khối lượng nhưng giảm 9,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Giá cao su xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm đạt 1.457 USD/tấn, giảm 22,28% so với cùng kỳ năm 2014.
Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ vẫn duy trì là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong nửa đầu năm, chiếm 72,4% thị phần. So với cùng kỳ năm 2014, giá trị xuất khẩu cao su 6 tháng đầu năm tăng ở hai thị trường là Trung Quốc (21,9%) và Ấn Độ (23,1%), còn lại đều giảm ở 8 thị trường chính.
Tại thị trường trong nước, so với tháng 6, giá cao su thành phẩm trong tháng 7 giảm đáng kể. Cụ thể, tại Bình Phước, Gia Lai, Đồng Nai, Bình Dương giá cao su thành phẩm biến động như sau: Cao su SVR 3L giảm từ 28.600 đ/kg xuống còn 27.700 đ/kg; cao su SVL10 giảm từ 23.600 đ/kg xuống còn 22.800 đ/kg.
Không chỉ cao su thành phẩm, giá mủ cao su nguyên liệu tại Bình Phước tháng 7 cũng giảm, từ 9.920 đ/kg xuống còn 8.000 đ/kg.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Giá cao su giảm thấp trong bối cảnh u ám của thị trường cao su thế giới do cán cân cung cầu cao su thiên nhiên mất cân đối bởi nguồn cung cao su thiên nhiên tăng nhanh trong những năm gần đây.
Ngoài cao su, mặt hàng cà phê cũng không mấy khả quan khi tính đến hết tháng 7, khối lượng xuất khẩu cà phê chỉ đạt 792 nghìn tấn với tổng giá trị 1,63 tỷ USD, giảm gần 34% về khối lượng và giảm 33,7% về giá trị so cùng kỳ năm 2014.
Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong nửa đầu năm với thị phần lần lượt là 15,31% và 11,53%.
Trong tháng 7, giá cà phê trong nước biến động giảm mạnh theo xu hướng giá thế giới. So với cuối tháng 6, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên ngày 21-7 giảm tới 1.900 đ/kg xuống còn 35.600 – 36.100 đ/kg. Niên vụ cà phê 2014- 2015 đã kết thúc gần 4 tháng qua, nhưng do giá mặt hàng nông sản này vẫn ở mức thấp nên nhiều hộ dân chưa muốn bán ra thị trường.
Chính vì vậy, việc kinh doanh, giao dịch cà phê của các doanh nghiệp cũng diễn ra khá trầm lắng. Hiện nông dân và thương nhân vẫn đang trữ một lượng lớn cà phê từ vụ trước trong khi vụ thu hoạch mới bắt đầu trong 12-13 tuần nữa.
Có thể bạn quan tâm

Anh Võ Văn Thắng, ở thôn Tân Hóa Nam, xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định là một trong những người đi tiên phong trồng xoài cát tại Cát Hanh. Hiện trang trại trồng xoài cát của anh rộng hơn 2 ha, sản xuất theo phương pháp VietGAP, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Thế mạnh của Sóc Trăng là bưởi da xanh, bưởi năm roi, nhãn và chuối. Tuy là thế mạnh với gần 28.000 ha nhưng đầu ra luôn bấp bênh, diện tích canh tác không ổn định. Vườn cây ăn trái được phát triển mạnh ở vùng ven Sông Hậu, những năm gần đây, cây có múi phát triển mạnh ở một số địa bàn thuần ngọt như Mỹ Tú, Châu Thành.

Nhãn Ido với ưu điểm năng suất cao gần gấp đôi nhãn tiêu da bò, trái nhãn Ido hạt nhỏ cơm dày, vị ngọt dịu, vỏ trái mỏng nên giá bán cao khoảng 25.000 - 26.000đ/kg. Nhãn da bò tuy tăng thêm 1.000 - 2.000đ/kg nhưng vẫn ở mức thấp 8.000 - 9.000đ/kg. Với giá này một công nhãn Ido có thể cho thu nhập từ 20 - 40 triệu đồng/công. Đặc biệt nhãn Ido không bị hoặc ít nhiễm bệnh chổi rồng nên nhà vườn đang mở rộng diện tích trồng loại cây này.

Còn khi sâu bệnh hoành hành, mưa bão triền miên, sương muối gây hại, giá cả chạm đáy thì kiếm được vài trăm nghìn đối với ông Thi đã là may mắn. Bạn bè kinh doanh, buôn bán thành công xây biệt thự, tậu xe hơi mà gia đình ông sau nhiều năm vợ chồng con cái đua nhau làm mà nhìn lại vẫn chẳng có gì.

Mỗi năm, anh Bùi Hoàng Bằng, 34 tuổi, ở ấp 2, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) xuất bán từ 6.000 rắn giống với giá 80.000 - 100.000 đồng/con (tùy theo trọng lượng) và cộng với số tiền bán rắn thương phẩm mỗi năm anh Bằng thu 400 triệu đồng/năm.