Xuất khẩu cá tra sang Thái Lan tăng mạnh

VASEP dẫn nguồn thống kê của Hiệp hội Thực phẩm Đông lạnh Thái Lan (TFFA) cho thấy, hiện Việt Nam là nguồn cung lớn thứ 2 (sau Đài Loan) các sản phẩm cá tra nửa đầu năm nay, giá trị nhập khẩu nhóm thủy sản này tăng mạnh hơn 36,5% so với năm 2014.
VASEP cho biết, cá tra và cá da trơn phile đông lạnh là sản phẩm nhập khẩu nhiều nhất trong nhóm cá đông lạnh nhập khẩu của Thái Lan.
Tuy nhiên, cá tra Việt Nam cũng đang bị cạnh tranh với sản phẩm cá Alaska Pollack (cá minh thái), cá Cod (cá tuyết), cá rô phi tại thị trường Thái Lan.
Vì giá trị nhập khẩu các loại cá này của Thái Lan cũng tăng mạnh.
Theo VASEP, tính đến hết tháng 9/2015, ASEAN vẫn khẳng định vị trí là thị trường xuất khẩu quan trọng của cá tra Việt Nam, tuy nhiên giá trị xuất khẩu giảm dần một phần do các doanh nghiệp Việt Nam chủ động giảm xuất và tăng tỉ trọng sang thị trường Trung Quốc.
Nhu cầu không tăng hơn so với cùng kỳ, có thể năm 2015, giá trị xuất khẩu sang khu vực này giảm 3%-5% so với năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Không chỉ được mùa, năm nay vải chín sớm Phương Nam (phường Phương Nam, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) còn bán rất “chạy”, được giá. Nhiều thương lái ngoại tỉnh về mua vải tại vườn, vải còn được sơ chế, đóng gói xuất tỉnh ngoài, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/vụ cho người dân.

Giá mận tam hoa tại Bắc Hà (Lào Cai) những ngày này có giá từ 15.000 đồng đến 40.000 đồng/kg.

Đang mùa thu hoạch rộ và nhu cầu tiêu thụ ở mức thấp nên giá dâu bòn bon đã giảm xuống ở mức rất thấp, nhiều nhà vườn gặp khó trong tiêu thụ.

Trong lúc hàng loạt nông sản ở ĐBSCL đang rớt giá thê thảm thì hàng trăm hộ nông dân trồng khóm Tắc Cậu ở ấp An Thành, xã Bình An, Châu Thành (Kiên Giang) lại trúng mùa và bán được giá cao

Tại các vùng trọng điểm như Tân Yên, Lục Ngạn, Lục Nam... vải thiều sớm đã cho thu hoạch. Người trồng vải phấn khởi bởi giá cao, tiêu thụ thuận lợi. Năm nay, sản lượng vải sớm toàn tỉnh Bắc Giang ước đạt 25.000 tấn, tăng 5.500 tấn so với năm ngoái.