Xuất khẩu cá tra sang Thái Lan tăng mạnh

VASEP dẫn nguồn thống kê của Hiệp hội Thực phẩm Đông lạnh Thái Lan (TFFA) cho thấy, hiện Việt Nam là nguồn cung lớn thứ 2 (sau Đài Loan) các sản phẩm cá tra nửa đầu năm nay, giá trị nhập khẩu nhóm thủy sản này tăng mạnh hơn 36,5% so với năm 2014.
VASEP cho biết, cá tra và cá da trơn phile đông lạnh là sản phẩm nhập khẩu nhiều nhất trong nhóm cá đông lạnh nhập khẩu của Thái Lan.
Tuy nhiên, cá tra Việt Nam cũng đang bị cạnh tranh với sản phẩm cá Alaska Pollack (cá minh thái), cá Cod (cá tuyết), cá rô phi tại thị trường Thái Lan.
Vì giá trị nhập khẩu các loại cá này của Thái Lan cũng tăng mạnh.
Theo VASEP, tính đến hết tháng 9/2015, ASEAN vẫn khẳng định vị trí là thị trường xuất khẩu quan trọng của cá tra Việt Nam, tuy nhiên giá trị xuất khẩu giảm dần một phần do các doanh nghiệp Việt Nam chủ động giảm xuất và tăng tỉ trọng sang thị trường Trung Quốc.
Nhu cầu không tăng hơn so với cùng kỳ, có thể năm 2015, giá trị xuất khẩu sang khu vực này giảm 3%-5% so với năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm qua, nông dân trên địa bàn huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã áp dụng tiến bộ khoa học vào chăn nuôi bò vỗ béo nhưng với phương thức đơn giản như nuôi từ lúc bò mẹ đẻ ra đến lúc thịt, một số khác thì mua bò, bê về nuôi chăn thả, tận dụng nguồn cỏ tự nhiên và phụ phẩm của ngành trồng trọt, có bổ sung thức ăn tinh nhưng với một phần nhỏ, chủ yếu là ngô, cám gạo cho nên chưa khai thác hết tiềm năng tăng trọng của bò khi đưa vào vỗ béo. Hơn nữa, thời gian nuôi còn kéo dài nên hiệu quả chưa cao.

Tiểu Cần (Trà Vinh) là huyện có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là cây lúa, với diện tích đất tự nhiên trên 22.000ha, trong đó đất nông nghiệp có hơn 19.000ha, riêng đất trồng lúa trên 13.400ha. Ngoài ra trên địa bàn còn có một số diện tích đất giồng cát tập trung ở các xã Hiếu Tử, Hiếu Trung, Phú Cần và Long Thới. Nhân dân sinh sống trên đất giồng cát theo tập quán lâu đời thường tr
Bà con nông dân đánh giá cao cây trồng biến đổi gen nhờ những đặc tính vượt trội do đó cần sớm được triển khai rộng rãi.

Đến năm 2020, Hà Nội sẽ duy trì được khoảng 80% mức tự túc lương thực, trong đó, vùng nông thôn đạt 100%, vùng nội thành đạt trên 60%.

Hiện nay, trên thị trường, cây xoan đâu đang có lợi thế bởi dễ trồng, đầu ra thuận lợi. Ở nhiều xã của huyện Đô Lương (Nghệ An), bà con đã chuyển sang trồng cây xoan địa phương để lấy gỗ đem lại hiệu quả kinh tế cao.