Xuất Khẩu Cá Tra Sang Châu Âu Gặp Khó

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), chính sách siết chặt tín dụng tại các nước châu Âu đang thực hiện đã ít nhiều tác động đến XK cá tra Việt Nam vào thị trường này.
Một trong những khó khăn đó là các nhà NK cá tra châu Âu không có tiền để thu cá tạm trữ như mọi năm, trong khi đó, hiện các DN Việt Nam lại rất hạn chế bán hàng đối với những đối tác yêu cầu thanh toán chậm.
Hiện nay, các DN cá tra Việt Nam rất lo ngại khi cho các đối tác châu Âu mua cá tra trả chậm, nhất là khi các ngân hàng khu vực này siết chặt bảo hiểm tín dụng. Do đó, để đảm bảo tài chính trong thời điểm này, nhiều DN Việt Nam đã chọn phương án chỉ bán cá tra cho những NK khẩu truyền thống và uy tín thay vì “mạo hiểm” bán với số lượng lớn cho nhiều khách hàng cho dù có nhiều nhà NK hỏi mua cá tra.
Hiện nay, nguồn cá tra nguyên liệu trên thị trường chưa đáp ứng đủ nhu cầu chế biến cá tra XK và tình trạng “treo ao” hiện nay của người nuôi cá càng làm cho các DN thiếu nguyên liệu sản xuất. Dù lượng cá tra nguyên liệu trong các ao nuôi của người dân không còn nhiều nhưng giá cá tra nguyên liệu loại 1 hiện chỉ còn 23.000 - 23.500 đồng/kg.
Bên cạnh đó, hiện nay đa số người nuôi cá chỉ chọn giải pháp bán cá lấy tiền mặt, trừ một số DN có uy tín và có năng lực tài chính rõ ràng nhưng thời gian cho trả chậm cũng rất ngắn. Trong khi đó, hầu hết DN bán hàng cho đối tác nước ngoài đều thanh toán theo phương thức trả chậm. Điều này đã làm cho các DN chế biến cá tra XK đã khó lại càng khó hơn.
Có thể bạn quan tâm

Theo kế hoạch, diện tích thả nuôi cá tra năm 2014 của Đồng Tháp là gần 2.000 ha, ước sản lượng 180.000 tấn. Nhưng đến thời điểm này diện tích thả nuôi trong tỉnh chỉ có 1.333 ha.

Xây dựng và phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trở thành vùng trọng điểm quốc gia về sản xuất nông nghiệp và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản của cả nước với tốc độ tăng trưởng cao. Phát triển mạnh kinh tế biển, du lịch sinh thái cảnh quan sông nước tầm quốc gia và quốc tế.

UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã ra quyết định về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Cà phê Arabica Lang Biang” - nhãn hiệu cà phê thứ hai của Lâm Đồng sau nhãn hiệu “Cà phê Di Linh”.

Tại TX Sông Cầu, người đầu tiên trồng rong nho là anh Lương Khắc Lâm. Anh Lâm cho biết: “Cách đây 2 năm, tôi từ TP Tuy Hòa ra xã Xuân Phương (TX Sông Cầu) trồng rong nho. Ban đầu, tôi mua khoảng 500kg giống (25.000 đồng/kg) ở Khánh Hòa về trồng trên diện tích ao hơn 1.500m2.

Con đường thẳng tắp giữa cánh Đồng Lăng, Gò Vịt thuộc thôn Thi Phương. “Cách đây hơn một năm, nó chỉ là con đường đất lầy lội. Thực hiện chương trình xây dựng NTM, chính quyền và nhân dân đã đầu tư thi công mặt đường bằng bê tông xi măng có chiều dài 1,3km đạt tiêu chuẩn quy định” - ông Phan Phước Thăm, Bí thư Chi bộ thôn cho hay.