Xuất khẩu cá tra sang ASEAN có xu hướng giảm

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nửa đầu năm ngoái, xuất khẩu (XK) cá tra sang thị trường ASEAN khá tốt, trong đó 3 thị trường XK lớn nhất trong khối là Thái Lan, Singapore và Philippines đều đạt mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, nửa đầu năm 2015, XK cá tra sang khu vực này đã đảo chiều ngược lại và dự báo giá trị XK sang khu vực này cả năm 2015 giảm 3-5% so với năm 2014.
Trong nửa đầu năm 2015, XK cá tra sang khu vực này đã đảo chiều ngược lại và dự báo giá trị XK sang khu vực này cả năm 2015 giảm 3-5% so với năm 2014.
Trong quý II/2015, giá trị XK cá tra sang các thị trường trong khối ASEAN đều giảm, như: Thái Lan giảm 1,8%; Singapore giảm 8,4%; Philippines giảm 0,2% so với cùng kỳ năm trước. Sự sụt giảm nửa đầu năm nay là do trong nhiều tháng, giá trị XK sang ASEAN giảm và không ổn định, trong đó giá trị XK tháng 2/2015 giảm mạnh nhất tới 18,3% so với cùng kỳ năm 2014. Tiếp tục trong tháng 4 và 5/2015, giá trị XK cũng giảm từ 8,2-11,9%.
Theo dữ liệu thống kê đối chiếu của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), năm 2014, giá trị NK cá tra của toàn khu vực vẫn tăng 7% so với năm trước, trong đó Singapore đứng đầu, giá trị NK tăng 8%; Thái Lan tăng 21%; Brunei tăng 292% nhưng Malaysia giảm 22% so với cùng năm 2013. Trong 6 tháng đầu năm nay, Thái Lan là thị trường có giá trị cá tra XK lớn nhất trong khối ASEAN, đạt 24,33 triệu USD, chiếm 3,2% tổng giá trị XK cá tra.
Theo thống kê của Hiệp hội Thực phẩm đông lạnh Thái Lan (TFFA), hiện Việt Nam là nguồn cung lớn thứ 2 (sau Đài Loan) các sản phẩm cá, nửa đầu năm nay, giá trị NK nhóm thủy sản này tăng mạnh hơn 36,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhóm sản phẩm cá nguyên con, đông lạnh có giá trị NK lớn nhất chiếm tới 66,8% tổng giá trị NK thủy sản.
Cá tra Việt Nam cũng đang bị cạnh tranh với sản phẩm cá Alaska Pollack, cá Cod, cá rô phi tại thị trường Thái Lan vì giá trị NK các sản phẩm này của Thái Lan trong quý I/2015 tăng từ 34-50% so với cuối năm 2014.
VASEP cho rằng, nửa đầu năm 2015, ASEAN vẫn khẳng định vị trí là thị trường XK quan trọng của cá tra Việt Nam. Tuy nhiên, giá trị XK giảm dần một phần do các DN XK Việt Nam chủ động giảm XK sang Thái Lan và tăng tỷ trọng sang thị trường Trung Quốc. Nhu cầu không tăng hơn so với cùng kỳ, có thể năm 2015, giá trị XK sang khu vực ASEAN sẽ giảm 3-5% so với năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Trong khuôn khổ dự án “Chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống và phát triển mô hình nuôi lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo giai đoạn 2011 – 2013” thực hiện năm 2013, Chi cục Thủy sản Vĩnh Long đã tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất giống lươn đồng phương pháp sinh sản bán nhân tạo và kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm tại xã Mỹ Lộc (Tam Bình - Vĩnh Long) với 40 hộ nông dân trong vùng triển khai dự án tham gia.

Trà Vinh là tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn ở ĐBSCL. Từ thế mạnh này, đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, 02 năm gần đây, tình hình tôm nuôi bị thiệt hại nghiêm trọng ngay từ đầu vụ khiến cho một số hộ nuôi tôm phải “lâm nợ”. Mặc dù hiện nay lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo sát sao và có chính sách hỗ trợ cho người nuôi tôm bị thiệt hại, nhưng với tình hình thời tiết không thuận lợi, giá nhiên liệu tăng, người nuôi tôm thiếu vốn, việc đầu tư vụ nuôi mới càng khó khăn hơn.

Ông Đặng Văn Mạnh, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, vụ hè thu 2013, chi cục phối hợp với Phòng NN-PTNT huyện Tuy An, HTX Nông nghiệp An Ninh Tây tiến hành gieo sạ khảo nghiệm 20 giống lúa chịu mặn trên diện tích 1.000m2 tại xã An Ninh Tây (Tuy An). Bộ giống do Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh và Trường đại học Nông lâm Huế tuyển chọn từ Viện lúa Quốc tế (RIRI) chuyển giao.

Nông dân vùng mặn ở huyện Đông Hải (Bạc Liêu) đang đẩy mạnh nuôi tôm sú - cua kết hợp, nuôi cua trên ruộng muối cho thu nhập khá cao.

Để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, những năm gần đây, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.