Xuất khẩu cá tra sang ASEAN có xu hướng giảm

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nửa đầu năm ngoái, xuất khẩu (XK) cá tra sang thị trường ASEAN khá tốt, trong đó 3 thị trường XK lớn nhất trong khối là Thái Lan, Singapore và Philippines đều đạt mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, nửa đầu năm 2015, XK cá tra sang khu vực này đã đảo chiều ngược lại và dự báo giá trị XK sang khu vực này cả năm 2015 giảm 3-5% so với năm 2014.
Trong nửa đầu năm 2015, XK cá tra sang khu vực này đã đảo chiều ngược lại và dự báo giá trị XK sang khu vực này cả năm 2015 giảm 3-5% so với năm 2014.
Trong quý II/2015, giá trị XK cá tra sang các thị trường trong khối ASEAN đều giảm, như: Thái Lan giảm 1,8%; Singapore giảm 8,4%; Philippines giảm 0,2% so với cùng kỳ năm trước. Sự sụt giảm nửa đầu năm nay là do trong nhiều tháng, giá trị XK sang ASEAN giảm và không ổn định, trong đó giá trị XK tháng 2/2015 giảm mạnh nhất tới 18,3% so với cùng kỳ năm 2014. Tiếp tục trong tháng 4 và 5/2015, giá trị XK cũng giảm từ 8,2-11,9%.
Theo dữ liệu thống kê đối chiếu của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), năm 2014, giá trị NK cá tra của toàn khu vực vẫn tăng 7% so với năm trước, trong đó Singapore đứng đầu, giá trị NK tăng 8%; Thái Lan tăng 21%; Brunei tăng 292% nhưng Malaysia giảm 22% so với cùng năm 2013. Trong 6 tháng đầu năm nay, Thái Lan là thị trường có giá trị cá tra XK lớn nhất trong khối ASEAN, đạt 24,33 triệu USD, chiếm 3,2% tổng giá trị XK cá tra.
Theo thống kê của Hiệp hội Thực phẩm đông lạnh Thái Lan (TFFA), hiện Việt Nam là nguồn cung lớn thứ 2 (sau Đài Loan) các sản phẩm cá, nửa đầu năm nay, giá trị NK nhóm thủy sản này tăng mạnh hơn 36,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhóm sản phẩm cá nguyên con, đông lạnh có giá trị NK lớn nhất chiếm tới 66,8% tổng giá trị NK thủy sản.
Cá tra Việt Nam cũng đang bị cạnh tranh với sản phẩm cá Alaska Pollack, cá Cod, cá rô phi tại thị trường Thái Lan vì giá trị NK các sản phẩm này của Thái Lan trong quý I/2015 tăng từ 34-50% so với cuối năm 2014.
VASEP cho rằng, nửa đầu năm 2015, ASEAN vẫn khẳng định vị trí là thị trường XK quan trọng của cá tra Việt Nam. Tuy nhiên, giá trị XK giảm dần một phần do các DN XK Việt Nam chủ động giảm XK sang Thái Lan và tăng tỷ trọng sang thị trường Trung Quốc. Nhu cầu không tăng hơn so với cùng kỳ, có thể năm 2015, giá trị XK sang khu vực ASEAN sẽ giảm 3-5% so với năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Theo Cục Chăn nuôi, hiện đầu ra cho chồn nhung đen chưa có, trong khi xuất hiện những cá nhân trục lợi theo kiểu bán hàng đa cấp đã đẩy giá của 1 đôi chồn nhung đen lên lên tới 3-4 triệu đồng (trong khi giá trị thực chỉ khoảng 300.000 - 400.000 đồng).

Trong khi các trang trại chăn nuôi gia cầm trong vùng đang điêu đứng vì dịch bệnh, thì trang trại chăn nuôi của anh Nguyễn Đức Lập ở thôn Đoài, xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội không chỉ đứng vững, mà còn có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Với mục đích phát hiện sâu bệnh trên cây trồng và hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ, chăm bón hiệu quả, Chi cục BVTV Hưng Yên đã tiến hành thành lập 5 bệnh xá cây trồng. Tuy mới đi vào hoạt động, song bước đầu mang lại hiệu quả trong việc phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, được nông dân đồng tình ủng hộ. Đặc biệt, các hoạt động của bệnh xá được hỗ trợ miễn phí cho nông dân.

Thực tế, tỉnh nào ở phía Bắc cũng có trại và trung tâm giống thủy sản làm nhiệm vụ nuôi cá bố mẹ để SX cá giống thương phẩm cung cấp cho địa phương. Và miền Bắc cũng là địa bàn của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, đơn vị h àng đầu nghiên cứu, SX cá bố mẹ. Vậy, tại sao thủy sản miền Bắc vẫn nhếch nhác hàng thập kỷ qua?

Sau 20 ngày công bố dịch cúm gia cầm trên đàn chim cút tại xã Hòa Tịnh và Phú Kiết (Chợ Gạo), đến thời điểm này, trên địa bàn hai xã này và các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Tiền Giang không xảy ra trường hợp chim cút hoặc gia cầm dương tính với cúm A H5N1 mới.