Xuất Khẩu Cá Tra Phấn Đấu Đạt 2,3 Tỷ USD

Xuất khẩu cá tra phấn đấu đạt 2,3 tỷ USD là một trong những mục tiêu cụ thể đến năm 2016 mà Bộ NN&PTNT vừa đưa ra trong Quyết định phê duyệt quy hoạch nuôi, chế biến cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020.
Cũng theo Quyết định này, diện tích mặt nước nuôi cá tra ở vùng ĐBSCL đến năm 2016 sẽ có tối đa là 5.400 ha và cho ra sản lượng từ 1,25 đến 1,3 triệu tấn cá tra nuôi. Ước tính, sản lượng này sẽ cho kim ngạch xuất khẩu vào khoảng từ 2 tỷ đến 2,3 tỷ USD.
Đến năm 2020, quy hoạch sẽ cho phép tăng diện tích mặt nước nuôi cá tra lên, cụ thể tổng diện tích nuôi cá tra tại vùng này sẽ từ 7.600-7.800 ha. Đến thời điểm này sẽ thu hoạch từ 1.8 triệu đến 1.9 triệu tấn cá tra nuôi. Thời điểm này cũng được quy hoạch để tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu từ cá tra có giá trị tăng cao, đạt từ 15-20%. Kim ngạch xuất khẩu đạt từ 2,6-3 tỷ USD.
Nhu cầu giống cá tra ở các tỉnh nuôi trọng điểm vùng ĐBSCL đến năm 2015 đáp ứng khoảng 3 tỷ con giống, đến năm 2020 là 3,5 tỷ con giống.
Theo phê duyệt của quy hoạch này, các đơn vị sản xuất cá bột nòng cốt là Trung tâm giống thủy sản của tỉnh và trại sản xuất giống cá tra ở Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang.
Ương nuôi cá giống sẽ chia làm 3 vùng tại ĐBSL. Diện tích ương nuôi giống toàn vùng cần khoảng từ 1.700-2.500 ha.
Có thể bạn quan tâm

TS Đặng Kim Sơn nhấn mạnh như vậy tại buổi giao lưu trực tuyến “Tiếp sức cho nông dân” do Báo điện tử Dân Việt - Báo NTNN tổ chức cuối tuần qua. Rất nhiều bạn đọc đã gửi câu hỏi đề cập đến Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM).

Huyện Châu Thành từ lâu được biết đến là vùng chuyên canh bưởi Năm Roi đặc sản của Hậu Giang. Nhờ cây bưởi mà nhiều hộ nông dân thoát nghèo làm giàu. Tuy nhiên, thời gian gần đây giá bưởi bấp bênh, sâu bệnh hoành hành chưa có thuốc đặc trị, làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và thu nhập của bà con nông dân

Tuy bị thương mất đi một phần thân thể nhưng với nghị lực của người lính cụ hồ "tàn nhưng không phế", từ hai bàn tay trắng, chỉ sống vào đồng lương ít ỏi, anh đã vượt lên chính mình để vươn lên thoát nghèo bằng mô hình nuôi lươn.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp bắt đầu xuất hiện loài cá đầu sấu (hay còn gọi là cá sấu hỏa tiển, cá Phúc Lộc Thọ...). Loài cá này do các cơ sở bán cá cảnh đưa ra bán cho những người chơi cá cảnh, con nhỏ nhất giá từ 160 - 200 ngàn đồng/con, loại 400gr - 1kg có giá từ 500 - 800 ngàn đồng/con.

Nông dân Cà Mau đang đối mặt với vụ nuôi tôm công nghiệp (NTCN) không thành công bởi dịch bệnh đốm trắng và gan tụy cấp tiếp tục hoành hành. Chính vì thế, việc tìm giải pháp căn cơ để gỡ khó cho ngành kinh tế mũi nhọn này là việc làm cấp bách.