Xuất Khẩu Cá Tra Phấn Đấu Đạt 2,3 Tỷ USD

Xuất khẩu cá tra phấn đấu đạt 2,3 tỷ USD là một trong những mục tiêu cụ thể đến năm 2016 mà Bộ NN&PTNT vừa đưa ra trong Quyết định phê duyệt quy hoạch nuôi, chế biến cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020.
Cũng theo Quyết định này, diện tích mặt nước nuôi cá tra ở vùng ĐBSCL đến năm 2016 sẽ có tối đa là 5.400 ha và cho ra sản lượng từ 1,25 đến 1,3 triệu tấn cá tra nuôi. Ước tính, sản lượng này sẽ cho kim ngạch xuất khẩu vào khoảng từ 2 tỷ đến 2,3 tỷ USD.
Đến năm 2020, quy hoạch sẽ cho phép tăng diện tích mặt nước nuôi cá tra lên, cụ thể tổng diện tích nuôi cá tra tại vùng này sẽ từ 7.600-7.800 ha. Đến thời điểm này sẽ thu hoạch từ 1.8 triệu đến 1.9 triệu tấn cá tra nuôi. Thời điểm này cũng được quy hoạch để tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu từ cá tra có giá trị tăng cao, đạt từ 15-20%. Kim ngạch xuất khẩu đạt từ 2,6-3 tỷ USD.
Nhu cầu giống cá tra ở các tỉnh nuôi trọng điểm vùng ĐBSCL đến năm 2015 đáp ứng khoảng 3 tỷ con giống, đến năm 2020 là 3,5 tỷ con giống.
Theo phê duyệt của quy hoạch này, các đơn vị sản xuất cá bột nòng cốt là Trung tâm giống thủy sản của tỉnh và trại sản xuất giống cá tra ở Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang.
Ương nuôi cá giống sẽ chia làm 3 vùng tại ĐBSL. Diện tích ương nuôi giống toàn vùng cần khoảng từ 1.700-2.500 ha.
Có thể bạn quan tâm

Sau đại thắng mùa xuân 1975, miền Nam hoàn toàn giải phòng, đất nước độc lập. Những người lính chiến đấu trong quân đội trở về với quê hương, gia đình mình. Người thì lo làm kinh tế, người thì tiếp tục phục vụ cho địa phương nơi mình sinh sống.

Trong khi nhà vườn trồng nhãn thua lỗ do bệnh chổi rồng hoành hành thì người trồng sầu riêng ở Sóc Trăng phấn khởi vì hiện tại, giá bán sầu riêng tại vườn ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) vẫn giữ mức khá cao.

Những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy hải sản trên cả nước phát triển tương đối mạnh, nhiều đối tượng nuôi như: Tôm sú, tôm chân trắng, cá tra, cá ba sa… đã chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu.

Các cơ quan chức năng thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) đã tích cực triển khai thực hiện việc tháo dỡ bẫy tôm hùm con, nhờ vậy chỉ trong một thời gian ngắn hàng ngàn bẫy đã được gỡ bỏ. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi việc thực hiện Chỉ thị số 01 của UBND tỉnh Bình Thuận vẫn còn gặp không ít khó khăn.

Vào tháng 8-2012, Trung tâm Giống nông nghiệp Bến Tre thực hiện đề tài “Du nhập và nuôi thích nghi gà Đông Tảo tại Bến Tre”. Huyện Châu Thành được hỗ trợ 4 mô hình: 2 mô hình nuôi gà Đông Tảo lai và 2 mô hình nuôi gà Đông Tảo thuần tại xã Sơn Hòa và Tam Phước.