Xuất khẩu cá tra giành lại thị trường EU

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá XK hàng thủy sản trong 6 tháng đầu năm 2015 vào EU chỉ đạt 547 triệu USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, 5 tháng đầu năm, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), giá trị cá tra XK sang thị trường EU “bốc hơi” 15,6% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 118,9 triệu USD.
Phân tích về nguyên nhân sụt giảm XK cá tra, theo VASEP, trong vòng 2 năm trở lại đây, công tác quảng bá thương hiệu cá tra Việt Nam tại EU còn yếu, chất lượng bị “bôi xấu”, đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhận thức của người tiêu dùng và các nhà NK. Thêm vào đó, từ cuối năm 2014, đồng Euro bị mất giá kỷ lục so với USD cũng tác động lớn đến sức cạnh tranh của hàng Việt.
Là một trong những thị trường chủ lực của thủy sản Việt Nam, nhưng EU đang có xu hướng giảm lượng nhập khẩu (NK) thủy sản từ Việt Nam do uy tín chất lượng giảm, sự cạnh tranh của các sản phẩm từ các nước khác, các rào cản về tiêu chuẩn sản xuất thủy sản như GlobalGAP, ASC. Do đó, nếu Việt Nam không có những nỗ lực để thay đổi chất lượng, hình ảnh, và tuân thủ các quy định sản xuất tốt hơn thì XK cá tra vào EU khó tăng trở lại.
Hơn nữa, tiếp cận hệ thống bán lẻ khu vực thị trường EU đang đặt ra nhiều thách thức cho DN Việt về yêu cầu chất lượng, quy chuẩn cao, đàm phán tài chính khắt khe, yêu cầu lượng cung hàng lớn, thương hiệu...
Theo VASEP, để góp phần giành lại thị trường EU, thời gian tới, các DN cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu, chất lượng cá tra một cách hiệu quả, giành lại niềm tin của người tiêu dùng EU.
Ngoài ra, để tăng lực cho cá tra, cần thực hiện các giải pháp cấp bách như: Ổn định vùng nguyên liệu chất lượng cao; ưu tiên hỗ trợ vốn cho sản xuất và chế biến; gia tăng chế biến sâu và chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng. Quan trọng hơn, Chính phủ cần có biện pháp tăng cường kiểm soát chất lượng XK để tránh gian lận về chất lượng khiến uy tín sản phẩm cá tra bị ảnh hưởng. Đồng thời, các DN cần tích cực, chủ động yêu cầu hỗ trợ về mặt kỹ thuật, thông tin tiêu chuẩn, thông tin thị truờng... từ chính nhà phân phối để bảo đảm sản phẩm phù hợp quy định chung của EU, với yêu cầu của nhà nhập khẩu và được nguời tiêu dùng chấp nhận.
Để góp phần giành lại thị trường EU, thời gian tới, các DN cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu, chất lượng cá tra một cách hiệu quả, giành lại niềm tin của người tiêu dùng EU.
Có thể bạn quan tâm

“Không chỉ là trưởng bản gương mẫu, đi đầu trong các phong trào của thôn, bản, giúp đỡ bà con từng bước xóa đói giảm nghèo, chị Lò Thị Việt ở bản Ho Luông 1 còn là điển hình phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu từ thất bại”, đó là chia sẻ của ông Khoàng Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Lay Nưa, T.X Mường Lay khi nói về nữ trưởng bản Lò Thị Việt. Cách đây 5 năm, cuộc sống của gia đình chị Việt còn nhiều thiếu thốn.

Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, việc canh tác cây ngô tại một số vùng trên địa bàn huyện có dấu hiệu chững lại cả về diện tích và năng suất. Làm gì để tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong thực hiện chiến lược phát triển cây ngô tại địa phương là nội dung cấp ủy, chính quyền các cấp và các cơ quan chuyên môn trên địa bàn luôn quan tâm, trăn trở.

Chị Nhùng cho biết, hồi mới đến lập nghiệp, nơi đây hoang vắng, chỉ có vài mái nhà lá đơn sơ. "Vợ chồng tôi không có vốn liếng, không nhà, không đất, sống tạm trong căn lều tranh vách nứa mưa dột, nắng cháy da. Đất đai toàn sỏi với đá, cuốc rát tay mới được miếng đất trồng sắn ăn qua ngày” chị nhớ lại.

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Huy Điền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, dự kiến đến năm 2020 cả nước sẽ có 1,2 triệu ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó vùng ĐBSCL chiếm tới 90,8%, với khoảng 805.000 ha.

Tại huyện Kim Sơn (Ninh Bình), vụ tôm năm nay tôm thẻ chân trắng (TTCT) nuôi bị chết hàng loạt khiến nhiều hộ dân điêu đứng, để tiếp tục thả nuôi nhằm gỡ gạc vốn, người phải đi vay nặng lãi. Và lý do sống chết với con tôm của họ là bởi “ở cái đất này, không nuôi tôm, cua thì cũng chả biết làm gì để sống”.