Xuất khẩu cá tra cả năm dự kiến đạt khoảng 1,7 tỷ USD

Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu >cá tra sụt giảm ở hầu hết những thị trường lớn như Mỹ, EU, tăng mạnh tại thị trường Trung Quốc.
Theo VASEP, xuất khẩu cá tra sang Mỹ sụt giảm là bởi thuế chống bán phá giá cá tra cao (gần 1 USD/kg) gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam và các nhà nhập khẩu Mỹ.
Bên cạnh đó, nhu cầu cá rô phi, sản phẩm cạnh tranh với cá tra tại thị trường này vẫn tăng.
Còn tại thị trường EU, cuối năm 2014, giá đồng EUR hạ xuống mức thấp kỷ lục trong vòng hơn một thập niên qua so với đồng USD.
Chính sách hạn chế nhập khẩu và tăng xuất khẩu khiến cho các nhà nhập khẩu tại thị trường này hạn chế nhập khẩu hoặc tìm cách giảm giá mua.
ASEAN là thị trường nhập khẩu cá tra lớn thứ 4 của Việt Nam sau Mỹ, EU và Trung Quốc.
Tuy nhiên, giá xuất khẩu sang một số nước trong khu vực ASEAN không tăng, tiêu thụ chậm.
Xuất khẩu khó khăn tại các thị trường lớn như: Mỹ, EU, ASEAN, Mexico, Brazil buộc các doanh nghiệp quan tâm chuyển hướng sang thị trường Trung Quốc mặc dù còn nhiều rủi ro.
Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ cá tra của Trung Quốc đang ngày càng tăng.
Sự tham gia thị trường của một số nhà nhập khẩu theo hướng mua bán trực tuyến, nhập khẩu vào các địa phương phía bắc Trung Quốc cũng có tác động rất lớn làm cho thị trường Trung Quốc trở nên hấp dẫn hơn.
VASEP nhận định: Để thúc đẩy xuất khẩu cá tra, điều quan trọng là phải lấy lại hình ảnh cho sản phẩm cá tra; đẩy mạnh cung cấp những thông tin minh bạch về sản phẩm cá tra và quá trình sản xuất đến người tiêu dùng; xây dựng hình ảnh cho sản phẩm cá tra dựa trên các ưu điểm: cá thịt trắng, giá hợp lý, không có mùi tanh…
Có thể bạn quan tâm

Sự kiện này đánh dấu quá trình đầu tư không ngừng của đại gia sữa này trong việc phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng chuẩn quốc tế cho hệ thống chuồng trại, xử lý nước thải, làm mát, ép phân tự động, thức ăn chăn nuôi cho bò sữa...

Tốt nghiệp Trung cấp Hàng Hải, sau 3 năm làm thủy thủ, Trần Bá Tuấn (27 tuổi) quyết định quay về quê hương xây dựng trang trại chăn, mang lại lợi nhuận 400-500 triệu đồng/năm.

Có thể thấy, trồng bắp thu trái non, có thời gian đầu tư ngắn, dễ chăm sóc và có thể trồng xen canh với các loại rau màu khác. Đặc biệt là kết hợp với chăn nuôi bò cho lợi nhuận kinh tế ổn định, rất phù hợp cho bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giúp nông dân cải thiện đời sống nông thôn trên cùng diện tích đất.

Vụ ép này, BISUCO có kế hoạch thu mua 400 ngàn tấn mía nguyên liệu, trong đó thu mua 53 ngàn tấn mía nguyên liệu trong tỉnh với giá 900.000 đồng/tấn mía 10 chữ đường (mua tại ruộng). Nếu nông dân bán mía tại nhà máy, BISUCO sẽ hoàn trả chi phí vận chuyển mía cho nông dân.

Ông Phan Mười Ba, ấp Giá Ngự, xã Ðông Hưng được biết đến là người xây dựng thành công mô hình đa cây, đa con nhiều năm nay. Vốn là một lão nông chăm chỉ, gắn bó lâu năm với ruộng vườn nên từ khi chuyển dịch cơ cấu sản xuất, ông Mười Ba đã khoanh ngọt diện tích đất gần 7.000 m2 để thoả mãn niềm vui trồng rau, nuôi cá.