Xuất Khẩu Cá Rô Phi Giống Sang Thị Trường Nam Mỹ

Hiện nay, Trung tâm chọn giống cá rô phi thuộc Viện Nghiên cứu NTTS 1 đang thực hiện chương trình chọn giống cá rô phi sinh trưởng trong điều kiện không tối ưu và chương trình chọn giống tạo quần đàn siêu đực từ phương pháp lai xa khác dòng để xuất khẩu.
Ông Nguyễn Công Dưỡng, Giám đốc Trung tâm chọn giống cá rô phi thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Từ năm 2006 đến nay, Trung tâm đã xuất khẩu được hơn 26.000 con cá giống rô phi bố mẹ sang thị trường các nước Nam Mỹ, chủ yếu là Mexico và Colombia, với giá mỗi con từ trên 7 USD đến 12 USD.
Hiện nay, Trung tâm đang thực hiện chương trình chọn giống cá rô phi sinh trưởng trong điều kiện không tối ưu và chương trình chọn giống tạo quần đàn siêu đực từ phương pháp lai xa khác dòng để xuất khẩu.
Đối với thị trường trong nước, trung tâm đã cung cấp mỗi năm từ 35-50 triệu con cá giống đơn tính cho các tỉnh phía Bắc.
Nếu như trước đây, Trung tâm phải thuê mặt bằng sản xuất, thì nay đã đầu tư mở rộng quy mô sản xuất tại xã Tam Ngọc, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Trong giai đoạn một (2011-2014), trung tâm được đầu tư 64 tỷ đồng xây dựng hai cơ sở chuyên chọn giống, lưu giữ đàn cá giống rô phi vàng và rô phi hồng; cơ sở nhân giống, thử nghiệm và phát tán cá giống trên vùng diện tích 7ha.
Khi giai đoạn một đi vào hoạt động trong năm 2014, trung tâm sẽ cung cấp mỗi năm 250.000 con cá giống bố mẹ cho các địa phương sản xuất cá giống phục vụ nuôi cá thương phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Thạnh Phú (Bến Tre) có tổng diện tích nuôi thủy sản khoảng 16.650ha. Trong lĩnh vực ngư nghiệp, bên cạnh việc xác định con tôm là chủ lực, huyện vẫn khuyến khích người dân phát triển nuôi thủy sản theo hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi.

Trong khi nhiều trang trại chăn nuôi đang lao đao vì thua lỗ, giá sản phẩm liên tục biến động thì vẫn có nhiều trại gà "ăn nên làm ra" với các sản phẩm trứng gà bổ sung dưỡng chất như trứng giàu đạm, vitamin, Omega 3...

Cơn bão số 11 khiến hàng trăm héc ta cao su đang ở giai đoạn thu hoạch đã bị đổ gãy. Bài học về quy hoạch vùng trồng cao su ở đâu cho hiệu quả vẫn gợi nhiều suy ngẫm cho các địa phương.

Trong những năm gần đây, cây mãng cầu Tây Ninh có thương hiệu mãng cầu Bà Đen đã thực sự trở thành cây trồng chủ lực ở địa phương, giúp nhiều hộ dân ở đây vươn lên làm giàu.

Khó khăn lớn nhất của ngư dân trong nhiều năm liền là phải có nguồn vốn đối ứng ban đầu từ 30-40% giá trị con tàu, mới có thể được vay vốn để phục vụ đánh bắt xa bờ.