Xuất Khẩu Cá Rô Phi Giống Sang Thị Trường Nam Mỹ

Hiện nay, Trung tâm chọn giống cá rô phi thuộc Viện Nghiên cứu NTTS 1 đang thực hiện chương trình chọn giống cá rô phi sinh trưởng trong điều kiện không tối ưu và chương trình chọn giống tạo quần đàn siêu đực từ phương pháp lai xa khác dòng để xuất khẩu.
Ông Nguyễn Công Dưỡng, Giám đốc Trung tâm chọn giống cá rô phi thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Từ năm 2006 đến nay, Trung tâm đã xuất khẩu được hơn 26.000 con cá giống rô phi bố mẹ sang thị trường các nước Nam Mỹ, chủ yếu là Mexico và Colombia, với giá mỗi con từ trên 7 USD đến 12 USD.
Hiện nay, Trung tâm đang thực hiện chương trình chọn giống cá rô phi sinh trưởng trong điều kiện không tối ưu và chương trình chọn giống tạo quần đàn siêu đực từ phương pháp lai xa khác dòng để xuất khẩu.
Đối với thị trường trong nước, trung tâm đã cung cấp mỗi năm từ 35-50 triệu con cá giống đơn tính cho các tỉnh phía Bắc.
Nếu như trước đây, Trung tâm phải thuê mặt bằng sản xuất, thì nay đã đầu tư mở rộng quy mô sản xuất tại xã Tam Ngọc, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Trong giai đoạn một (2011-2014), trung tâm được đầu tư 64 tỷ đồng xây dựng hai cơ sở chuyên chọn giống, lưu giữ đàn cá giống rô phi vàng và rô phi hồng; cơ sở nhân giống, thử nghiệm và phát tán cá giống trên vùng diện tích 7ha.
Khi giai đoạn một đi vào hoạt động trong năm 2014, trung tâm sẽ cung cấp mỗi năm 250.000 con cá giống bố mẹ cho các địa phương sản xuất cá giống phục vụ nuôi cá thương phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Sơn La hiện có 2 lòng hồ thủy điện Hoà Bình và Sơn La, có hệ sinh vật thủy sản rất đa dạng phong phú. Theo kết quả điều tra khu hệ cá hồ thủy điện Hoà Bình có 123 loài cá thuộc 79 giống, 19 họ và khoảng 16 loài động vật đáy, được chia thành 3 dòng cơ bản: cá nhập nội, cá đồng bằng Bắc Bộ và các loài thuỷ sản đặc trưng cho miền núi Tây Bắc.

Mặc dù việc cho vay theo chuổi sản xuất thủy sản đã được các tổ chức tín dụng quan tâm, thực hiện nhưng hiện tại vẫn chưa có hướng dẫn, quy định nào tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) thủy san có một cơ chế vay phù hợp với đặc điểm của ngành. Từ thực tế này, đòi hỏi phải xây dựng một cơ chế phù hợp với đặc điểm của ngành thủy sản để tạo điều kiện cho cả DN và ngành ngân hàng (NH) có cơ chế vay và cho vay phù hợp.

Vùng nuôi tôm ở Sóc Trăng đang đứng trước nhiều khó khăn do diễn biến của bệnh, dịch bệnh trên tôm có dấu hiệu bộc phát trong giai đoạn đầu mùa mưa. Hiện nay ở thị xã Vĩnh Châu mức độ thiệt hại lên đến hơn 46%, có nhiều vùng nuôi mức độ thiệt hại chiếm rất cao, gây thiệt hại nặng cho nông dân.

Bộ NNPTNT vừa chỉ đạo Công ty TNHH Tân An xuất không thu tiền 30 tấn hóa chất sát trùng Chlorine để hỗ trợ tỉnh Kiên Giang phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi.

Đầu năm 2013, từ nguồn vốn Qũy hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân xã Phước Ninh (Thuận Nam, Ninh Thuận) đã triển khai Chương trình “Nuôi bò vỗ béo” cho nông dân thôn Thiện Đức. Sau hơn một năm thực hiện, mô hình đã mang lại nguồn thu nhập cao, góp phần ổn định cuộc sống cho nhiều hộ nông dân còn khó khăn.