Xuất Khẩu Cá Rô Phi Giống Sang Thị Trường Nam Mỹ

Hiện nay, Trung tâm chọn giống cá rô phi thuộc Viện Nghiên cứu NTTS 1 đang thực hiện chương trình chọn giống cá rô phi sinh trưởng trong điều kiện không tối ưu và chương trình chọn giống tạo quần đàn siêu đực từ phương pháp lai xa khác dòng để xuất khẩu.
Ông Nguyễn Công Dưỡng, Giám đốc Trung tâm chọn giống cá rô phi thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Từ năm 2006 đến nay, Trung tâm đã xuất khẩu được hơn 26.000 con cá giống rô phi bố mẹ sang thị trường các nước Nam Mỹ, chủ yếu là Mexico và Colombia, với giá mỗi con từ trên 7 USD đến 12 USD.
Hiện nay, Trung tâm đang thực hiện chương trình chọn giống cá rô phi sinh trưởng trong điều kiện không tối ưu và chương trình chọn giống tạo quần đàn siêu đực từ phương pháp lai xa khác dòng để xuất khẩu.
Đối với thị trường trong nước, trung tâm đã cung cấp mỗi năm từ 35-50 triệu con cá giống đơn tính cho các tỉnh phía Bắc.
Nếu như trước đây, Trung tâm phải thuê mặt bằng sản xuất, thì nay đã đầu tư mở rộng quy mô sản xuất tại xã Tam Ngọc, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Trong giai đoạn một (2011-2014), trung tâm được đầu tư 64 tỷ đồng xây dựng hai cơ sở chuyên chọn giống, lưu giữ đàn cá giống rô phi vàng và rô phi hồng; cơ sở nhân giống, thử nghiệm và phát tán cá giống trên vùng diện tích 7ha.
Khi giai đoạn một đi vào hoạt động trong năm 2014, trung tâm sẽ cung cấp mỗi năm 250.000 con cá giống bố mẹ cho các địa phương sản xuất cá giống phục vụ nuôi cá thương phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ chú trọng phát triển kinh tế đồi rừng, trồng quế, chè, đời sống của người Dao, La Chí và Nùng xã vùng cao Nậm Khánh huyện Bắc Hà (Lào Cai) đang được cải thiện, nhiều hộ gia đình thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Người dân thôn 5, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng đều biết ông Trương “trồng rừng” - người tiên phong khai phá hàng chục ha đất rừng trên đập Đồng Nghệ để trồng keo lá tràm và thu về bạc tỷ mỗi năm.

Vừa qua, Hợp tác xã Hòa Lộc, xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè (Tiền Giang) đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang kết hợp với Công ty cổ phần Giám định và Khử trùng FCC trao giấy chứng nhận VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) cho sản phẩm xoài cát Hòa Lộc.

Năng động, biết tận dụng lợi thế đất đai để trồng rừng, chăn nuôi, nhiều ND ở huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên - Huế đã làm giàu trên chính quê hương của mình.

“Trước năm 2002, gia đình tôi thuộc diện khó khăn nhưng nhờ mạnh dạn đầu tư, dám nghĩ dám làm nên đến nay, gia đình tôi có thu nhập trên 400 triệu đồng/năm”.