Xuất khẩu cà phê tuột dốc

Hiện giá cà phê đang thu mua trong dân cũng đang ở mức thấp nhất từ trước đến nay. Từ nông dân cho đến thương lái, doanh nghiệp đang gồng mình chịu lỗ, tiếp tục trữ hàng để chờ giá cà phê khởi sắc trở lại. Nhiều doanh nghiệp nhỏ có nguy cơ bị loại khỏi thị trường đầy sóng gió này.
* Càng trữ hàng, càng lỗ
Hiện giá cà phê do thương lái thu mua trong dân chỉ còn khoảng 36.500 đồng/kg, mức thấp nhất trong vài năm trở lại đây. Do suốt thời gian qua, giá cà phê liên tục giảm khiến nhiều nông dân còn tồn từ 50 - 60% sản lượng cà phê của niên vụ trước. Tình trạng này càng đáng lo ngại khi nhiều nhà vườn, cà phê bắt đầu bói quả chín và chỉ khoảng hơn 1 tháng nữa là vào vụ thu hoạch mới. Ông Trương Văn Phụng, nông dân tại xã Hàng Gòn (TX.Long Khánh) lo lắng: “Rất nhiều nông dân lo lắng trước tình trạng giá cà phê bất lợi như hiện nay vì chi phí vật tư, công lao động không ngừng tăng cao, trong khi giá cà phê đứng ở mức thấp trong thời gian dài. Vụ thu hoạch vừa qua, nhiều nông dân trồng cà phê rơi vào cảnh thua lỗ. Vụ tới, nếu tình trạng này vẫn kéo dài thì việc nông dân tiếp tục chặt cà phê là điều không tránh khỏi”.
Một thương lái chuyên thu mua cà phê tại TX.Long Khánh chia sẻ, chưa bao giờ thị trường cà phê gặp khó khăn như hiện nay. Giá thấp khiến thương lái thu mua trữ hàng, kỳ vọng giá sẽ tăng vào cuối vụ. Hiện hàng tồn còn rất nhiều nhưng với mức giá quá thấp như hiện nay lại không thể đẩy hàng. Theo đó, nhiều thương lái và doanh nghiệp nhỏ đang gồng mình chịu lỗ. Các doanh nghiệp lớn thì thường không để hàng dự trữ mà sang tay ngay nên hoạt động giao dịch, mua bán của thị trường đang chựng lại, có giai đoạn hầu như đóng băng vì có đơn hàng họ cũng không dám nhận vì giá thấp, e ngại không thu gom không đủ lượng hàng trong một thời gian ngắn và phải đền hợp đồng.
* Sân chơi của “ông lớn”
Trong giai đoạn các đại lý, doanh nghiệp nội địa điêu đứng, có nguy cơ phá sản vì trữ một lượng hàng lớn trong một thời gian dài và hiện vẫn chưa có dấu hiệu cà phê sẽ phục hồi giá. Theo những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành này, thì đây đang là giai đoạn sàng lọc về “sức khỏe” doanh nghiệp. Qua đó, các doanh nghiệp nhỏ, yếu sức sẽ mất đi, nhường sân chơi cho các doanh nghiệp lớn mạnh về nguồn vốn. Trong đó, các tập đoàn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang dần chiếm lĩnh thị trường này.
Ông Nguyễn Văn Thứ, Giám đốc Công ty TNHH thực phẩm G.C (huyện Trảng Bom), nhận xét trong khi nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất cà phê nội đang thua lỗ và đứng trước nguy cơ phá sản thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không ngừng mở rộng và chiếm lĩnh thị trường. Áp lực cạnh tranh giữa doanh nghiệp nội và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này ngày càng gay gắt và lợi thế đang nghiêng về các công ty, tập đoàn nước ngoài.
Ông Thứ cho biết thêm: “Thời gian qua, doanh nghiệp đầu tư mạnh thêm lĩnh vực chế biến cà phê với mục tiêu xuất khẩu cà phê chế biến Việt Nam ra thế giới. Từ đầu năm đến nay, doanh nghiệp xuất khẩu được 100 tấn cà phê sang thị trường Mỹ. Dự kiến từ nay đến cuối năm, doanh nghiệp xuất khẩu thêm khoảng 200 tấn sang thị trường này. Tuy nhiên, thời gian đầu chúng tôi phải chấp nhận làm gia công theo yêu cầu và tiêu chuẩn của đối tác, vì cà phê chế biến mang thương hiệu Việt hiện chưa có chỗ đứng tại các nước phát triển có yêu cầu rất khắt khe về sản phẩm”.
Có thể bạn quan tâm

Thông tin từ Liên hiệp HTX TM TPHCM Saigon Co.op, hệ thống siêu thị Co.opmart đã chính thức ký kết bao tiêu hơn 100 tấn củ hành tím Vĩnh Châu - Sóc Trăng giúp nông dân giải quyết khó khăn hiện tại khi mặt hàng này được mùa mất giá.

Mới đây, những thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) không thể bàng quan: Trong 2 tháng đầu năm 2015, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã từ chối nhập khẩu 107 lô tôm, tương đương 1/3 tổng số lô tôm bị từ chối trong năm 2014.

Năm kinh doanh cà phê 2014-2015 đã đi được nửa đường, tính từ ngày 1-10 năm ngoái. Với chừng 3,5 tỷ đô la Mỹ từ xuất khẩu cà phê năm trước - một con số quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu nông sản nói chung, thử nhìn lại nửa chặng đường ngành cà phê vừa đi qua năm nay.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), mặc dù vẫn là thị trường nhập khẩu (NK) cá tra lớn nhất của Việt Nam (chiếm 21,9%) nhưng giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ tính đến 15/3 giảm tới 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái (đạt 62,9 triệu USD).

Để giúp một lượng lớn hàng tím của người dân Nam bộ đang dồn ứ trong kho, ngành đường sắt quyết định miễn phí cước tàu hỏa từ Nam ra Bắc cho nông dân.