Xuất khẩu cà phê trước áp lực cạnh tranh giá

Báo cáo từ Bộ Công Thương cho biết, khối lượng xuất khẩu cà phê 9 tháng ước đạt 969 nghìn tấn, trị giá đạt 1,98 tỉ USD.
So với cùng kỳ năm 2014, lượng xuất khẩu giảm 30,5%, trị giá giảm 31,6%.
Những tháng cuối năm là những tháng vào vụ của mặt hàng cà phê.
Theo dự báo, sản lượng cà phê niên vụ 2015-2016 sẽ không thấp hơn vụ trước.
Trong khi đó, tồn kho cà phê còn khá lớn (khoảng 400-500 nghìn tấn) do nông dân vẫn đang giữ hàng chờ giá cao hơn.
Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam (Vicofa), cho biết "khó khăn lớn nhất đối với ngành hàng cà phê hiện nay là tỉ giá đồng tiền Việt Nam giảm không đáng kể, trong khi đó, nước cạnh tranh thị trường xuất khẩu cà phê với Việt Nam là Brazil thì giảm rất nhiều (tới 70%).
Do đó, cà phê của Brazil được bán ra ồ ạt, còn chúng ta thì bán không được.
Hiện tại chúng ta bước vào vụ mới rồi nhưng tồn kho vẫn còn nhiều".
Tuy nhiên, theo ông Nam một lý do khiến xuất khẩu giảm, cũng như tồn kho nhiều là do người nông dân Việt Nam quyết tâm giữ hàng, chờ giá lên.
Ngay từ đầu người dân vẫn giữ ở mức giá 40.000 đồng/kg, đây là mức giá mang lại hiệu quả trong nhiều năm nay, nhưng sau đó, do bán không được, đến nay xuống đến giá khoảng 36.000 đồng/kg cà phê nhân xô.
Ông Nam cho biết, kinh nghiệm ngành hồ tiêu cho thấy, khi hợp tác được với các nước xuất khẩu có thị phần lớn thì sẽ giữ được ở mức giá cao.
Hiện nay, giá hồ tiêu cao hơn 5 lần so với giá thành.
Đối với ngành cà phê,Việt Nam cũng cần phải hợp tác với các nước để giữ giá được ổn định.
Nhất là mặt hàng cà phê robusta, Việt Nam chiếm 60% thị trường toàn cầu, nếu chúng ta hợp tác được với hiệp hội cà phê Brazil, thì có thể giữ được giá ổn định, lâu dài.
Có thể bạn quan tâm

Vốn gắn bó với cây trồng truyền thống là cà phê nhưng ông Hoàng Ngọc Tứ ở thôn Gia Thạnh, thị trấn Đinh Văn (Lâm Hà - Lâm Đồng) vẫn không ngừng tìm tòi, học hỏi để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nâng cao thu nhập cho gia đình.

Hươu là động vật hoang dã dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc lại mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là những lợi thế góp phần làm nên hiệu quả từ mô hình nuôi hươu lấy nhung của nông dân Trương Đình Phú, trú tại phường Hương Xuân (TX Hương Trà - Thừa Thiên Huế).

Đứng cạnh đám cỏ trồng cao không quá gang tay, ông Nguyễn Văn Tấn ở xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân, Phú Yên) cho biết: “Nắng quá khiến đám cỏ trồng bị thiếu nước, không phát triển. Tôi cắt lứa vừa rồi cách nay một tháng, đến nay thân cây không ra thêm lá non nào. Trước đây bỏ ra 30 phút để cắt cỏ về cho bò ăn cả ngày, còn nay mang giỏ ra ngồi “nạo” sát bờ ruộng suốt buổi không đầy giỏ cỏ”.

Theo số liệu thống kê của Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) huyện Phú Giáo (Bình Dương), tổng diện tích cây cao su bị nhiễm các loại bệnh trên địa bàn huyện trong 6 tháng đầu năm 2014 là 12.749 ha, trong đó có 12.698 ha cao su bị nhiễm bệnh phấn trắng với tỷ lệ bệnh là 15 - 75%.

Từ góc độ khoa học trên, liên hệ với thực tế SX ngô trong các vụ xuân và HT ở các tỉnh phía Bắc nước ta có thể xác định ra 3 nguyên nhân chính gây nên hiện tượng ngô không hạt.