Xuất khẩu cà phê trước áp lực cạnh tranh giá

Báo cáo từ Bộ Công Thương cho biết, khối lượng xuất khẩu cà phê 9 tháng ước đạt 969 nghìn tấn, trị giá đạt 1,98 tỉ USD.
So với cùng kỳ năm 2014, lượng xuất khẩu giảm 30,5%, trị giá giảm 31,6%.
Những tháng cuối năm là những tháng vào vụ của mặt hàng cà phê.
Theo dự báo, sản lượng cà phê niên vụ 2015-2016 sẽ không thấp hơn vụ trước.
Trong khi đó, tồn kho cà phê còn khá lớn (khoảng 400-500 nghìn tấn) do nông dân vẫn đang giữ hàng chờ giá cao hơn.
Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam (Vicofa), cho biết "khó khăn lớn nhất đối với ngành hàng cà phê hiện nay là tỉ giá đồng tiền Việt Nam giảm không đáng kể, trong khi đó, nước cạnh tranh thị trường xuất khẩu cà phê với Việt Nam là Brazil thì giảm rất nhiều (tới 70%).
Do đó, cà phê của Brazil được bán ra ồ ạt, còn chúng ta thì bán không được.
Hiện tại chúng ta bước vào vụ mới rồi nhưng tồn kho vẫn còn nhiều".
Tuy nhiên, theo ông Nam một lý do khiến xuất khẩu giảm, cũng như tồn kho nhiều là do người nông dân Việt Nam quyết tâm giữ hàng, chờ giá lên.
Ngay từ đầu người dân vẫn giữ ở mức giá 40.000 đồng/kg, đây là mức giá mang lại hiệu quả trong nhiều năm nay, nhưng sau đó, do bán không được, đến nay xuống đến giá khoảng 36.000 đồng/kg cà phê nhân xô.
Ông Nam cho biết, kinh nghiệm ngành hồ tiêu cho thấy, khi hợp tác được với các nước xuất khẩu có thị phần lớn thì sẽ giữ được ở mức giá cao.
Hiện nay, giá hồ tiêu cao hơn 5 lần so với giá thành.
Đối với ngành cà phê,Việt Nam cũng cần phải hợp tác với các nước để giữ giá được ổn định.
Nhất là mặt hàng cà phê robusta, Việt Nam chiếm 60% thị trường toàn cầu, nếu chúng ta hợp tác được với hiệp hội cà phê Brazil, thì có thể giữ được giá ổn định, lâu dài.
Có thể bạn quan tâm

Đây là loại trái cây tươi thứ hai sau thanh long của Việt Nam được xuất khẩu trực tiếp vào Hàn Quốc.

Thôn Tân Kỳ, xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang vốn là nông trường cam Bố Hạ ngày trước. Do giống cam Bố Hạ bị thoái hoá và do đổi mới cơ chế, nông trường giải thể, đất đai giao cho công nhân quản lý, đất trồng cam ngày trước nay được trồng vải thiều. Nếu chỉ dựa vào nguồn thu từ vải thiều thì kinh tế các hộ hạn chế, những năm gần đây nhiều gia đình đã nuôi gà màu chăn thả dưới tán cây vải cho thu nhập khá, đời sống được nâng cao.

Tháng 4/2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Quảng Ngãi thực hiện mô hình nuôi cá bớp thương phẩm trong lồng tại hộ ông Võ Đình Lân ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ trên qui mô 108 m3 lồng nổi với tổng lượng cá giống là 1.080 con.

Thời gian qua, tình hình nuôi thủy sản trên địa bàn huyện khá thuận lợi. Nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng có hiệu quả kinh tế cao nên nhiều nông dân các xã tiểu vùng II, III đã mạnh dạn đầu tư, với diện tích tăng trên 300ha so với năm 2012.

Đó là kết luận của ông Trần Công Danh - Trưởng Ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh Bến Tre sau khi giám sát môi trường nuôi cá tra - cá da trơn (CDT).