Xuất Khẩu Cà Phê Tháng Đầu Năm Đạt Hơn 100 Nghìn Tấn

Khối lượng xuất khẩu cà phê năm 2014 của Việt Nam đạt khoảng 1,73 triệu tấn, trị giá 3,62 tỷ USD
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu cà phê tháng đầu năm 2015 ước đạt 100 nghìn tấn, với giá trị khoảng 202 triệu USD, giảm 28,9% về lượng và giảm 23,6% về giá trị so cùng kỳ năm 2014.
Việt Nam là nước sản xuất cà phê robusta hàng đầu thế giới. Khối lượng xuất khẩu cà phê năm 2014 của Việt Nam đạt khoảng 1,73 triệu tấn, trị giá 3,62 tỷ USD, tăng 33,4% về khối lượng và tăng 32,2% về giá trị so năm 2013.
Giá cà phê xuất khẩu bình quân năm 2014 đạt 2.104 USD/tấn, tăng 0,7% so với năm 2013.
Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong năm 2014 với thị phần lần lượt là 14,13% và 10,17%. Thị trường Bỉ có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, gấp 2,4 lần về lượng và gấp 2,31 lần về giá trị so với năm 2013.
Có thể bạn quan tâm

Hầu hết các hộ dân trong thôn đều phun thuốc diệt trừ sâu từ 2 - 3 đợt (mỗi đợt tiêu tốn khoảng 1 triệu đồng/ha), nhưng hễ lá non mọc lên thì sâu lại ồ ạt xuất hiện và ăn tiếp đến trơ trụi. Hiện chưa có biện pháp cứu hàng trăm hécta rừng thông còn lại đang khiến người dân ngày mỗi điêu đứng.

Trên địa bàn huyện hiện có 110 máy GĐLH, chiếm 50% tổng số máy toàn tỉnh; đảm bảo thu hoạch 65% diện tích lúa Đông xuân, 67% vụ Hè thu, 83% vụ Thu đông, giảm 3% lượng lúa thất thoát trong năm so cắt thủ công (tương đương gần 41 tỉ đồng). Lợi nhuận tính trên 1ha khi thu hoạch bằng máy GĐLH so với thu hoạch thủ công là 4,3 triệu đồng.

Thông tin hai loại quả vải và nhãn của Việt Nam sẽ được xuất sang thị trường Mỹ những tháng cuối năm đã mở hướng mới cho sản xuất trái cây trong nước và xuất khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên, cản trở lớn nhất đối với trái cây Việt Nam không phải ở số lượng hay tính đặc sản mà là chất lượng.

Thực hiện quy hoạch vùng chuyển đổi, đến nay, huyện Thường Tín (Hà Nội) đã xây dựng được nhiều vùng sản xuất chuyên canh cho hiệu quả kinh tế cao như: Vùng sản xuất lúa hàng hóa 100ha tại các xã Thắng Lợi, Nghiêm Xuyên cho giá trị kinh tế gấp từ 1,2 – 1,5 lần so với cấy lúa thường.

Không hiểu sao mỗi năm cứ đến thời điểm thu hoạch chính của các hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng ở Tuy Phong, tôm lại có dấu hiệu chết hàng loạt. Người nuôi tôm ở khu vực này rất lo lắng cho những vụ kế tiếp khi giá tôm cũng có chiều hướng giảm mạnh.