Xuất khẩu cà phê hòa tan tăng nhanh

Năm nay, cà phê là một trong những mặt hàng nông sản chủ lực bị sụt giảm mạnh nhất cả về lượng lẫn giá trị XK. Theo Tổng cục Hải quan, đến hết tháng 7, nước ta đã XK 786.493 tấn cà phê, trị giá 1,62 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng cà phê đã XK giảm tới 34,3% và giá trị giảm 34,2%.
Trong bối cảnh XK cà phê nói chung đang gặp khó khăn, XK cà phê hòa tan lại đang tăng trưởng rất ấn tượng. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, Việt Nam đã vươn lên đứng hàng thứ 5 trong số những nước XK cà phê hòa tan lớn trên thế giới, sau Brazil, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ.
Thị phần của cà phê hòa tan Việt Nam trên thị trường cà phê hòa tan thế giới cũng đã tăng mạnh trong 5 năm qua, từ 1,8% lên 9,1%. Số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy, trong 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã XK khoảng 572.000 bao cà phê hòa tan (mỗi bao 60 kg), tương ứng với 34.000 tấn cà phê hòa tan.
Đây là lượng cà phê hòa tan được Việt Nam XK nhiều nhất trong 5 năm qua. Cà phê hòa tan Việt Nam được XK nhiều nhất sang EU với 94.698 bao, tiếp đó là Nhật Bản 72.743 bao, Mỹ 68.892 bao, Nga 58.472 bao, Philippines 57.764 bao, Đài Loan 31.955 bao, Trung Quốc 29.300 bao, Thái Lan 28.799 bao ...
Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo trong niên vụ 2014/2015, Việt Nam có thể XK được 1,3 triệu bao cà phê hòa tan (78.000 tấn), tăng tới 44% so với niên vụ trước.
Sở dĩ XK cà phê hòa tan của Việt Nam tăng trưởng mạnh là nhờ vào vị thế nước sản xuất cà phê Robusta (thường được dùng để làm cà phê hòa tan) lớn nhất thế giới.
Bên cạnh đó là sự tham gia mạnh mẽ của nhiều DN có vốn đầu tư nước ngoài. Như Nestlé đã đưa nhà máy chế biến cà phê trị giá 80 triệu USD vào hoạt động ở tỉnh Đồng Nai. Ngoài XK cà phê nhân đã qua chế biến, Nestlé cũng đang đẩy mạnh sản xuất cà phê hòa tan để phục vụ trong nước và XK …
Theo Bộ NN-PTNT, hiện nước ta có 19 nhà máy chế biến cà phê hòa tan nguyên chất, cà phê hòa tan phối trộn, với công suất 75.280 tấn sản phẩm/năm. Phần lớn sản lượng cà phê hòa tan của Việt Nam được XK ra nước ngoài.
Còn theo dự báo của các cơ quan, tổ chức nước ngoài, thị trường cà phê hòa tan thế giới đã tăng trưởng mạnh trong những năm qua và sẽ còn tăng trưởng tốt trong nhiều năm tới. Hiện cà phê hòa tan đã chiếm 14% nhu cầu tiêu dùng cà phê trên thế giới và dự báo sẽ tăng trưởng 3%/năm trong vòng 5 năm tới.
Chính vì vậy, định hướng phát triển chế biến cà phê của Bộ NN-PTNT cũng tập trung nhiều vào cà phê hòa tan. Theo Cục Chế biến Thương mại Nông lâm sản và Nghề muối, từ nay đến năm 2020 và định hướng tới năm 2030, về chế biến cà phê, Bộ NN-PTNT không chủ trương xây dựng thêm các nhà máy chế biến cà phê mà tập trung mạnh vào đổi mới công nghệ để tăng chất lượng sản phẩm, đồng thời đẩy mạnh thay đổi cơ cấu mặt hàng cà phê chế biến theo hướng tăng sản phẩm chế biến sâu. Mục tiêu là đến năm 2020, có từ 25% sản lượng cà phê nhân trở lên được chế biến thành các sản phẩm cà phê phục vụ trực tiếp cho tiêu dùng (cà phê rang xay, cà phê hòa tan).
Cụ thể: Sản lượng cà phê rang xay là 50.000 tấn/năm, cà phê hòa tan 255.000 tấn/năm (20% là cà phê hòa tan nguyên chất). Đến năm 2030, sản lượng cà phê hòa tan sẽ tăng lên 350.000 tấn/năm, còn cà phê rang xay vẫn giữ như năm 2020. Sở dĩ như vậy là vì cà phê hòa tan được định hướng phát triển mạnh để phục vụ XK và một phần đáp ứng tiêu dùng nội địa, còn cà phê rang xay chủ yếu cho tiêu dùng nội địa.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, bệnh “chổi rồng” đã bùng phát mạnh mẽ trên một số giống nhãn, nhiều nhất là nhãn tiêu da bò, gây thiệt hại nặng cho nhà vườn. Trong khi đó, những vườn nhãn Ido gần như không bị nhiễm, hay nhiễm với tỷ lệ rất thấp. Từ đây, một giải pháp trước mắt để phòng, chống bệnh “chổi rồng” đã được đưa ra bằng cách trồng nhãn Ido hoặc ghép bo nhãn Ido vào cây nhãn bị nhiễm bệnh “chổi rồng”.

Qua tham quan, học tập các mô hình làm kinh tế ở nhiều địa phương khác, anh cải tạo diện tích đất vườn tạp để lên liếp trồng màu. Nhờ chăm chỉ, chịu khó học hỏi kinh nghiệm của người đi trước, nên cây màu của gia đình anh Sơn phát triển tốt, ít sâu bệnh và cho năng suất khá, cuộc sống gia đình được cải thiện hơn trước.

“Chúng tôi khẳng định các công ty Việt Nam không bán phá giá mặt hàng filet cá tra, cá ba sa đông lạnh vào thị trường Hoa Kỳ. Việc Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá đối với những mặt hàng này là không công bằng, đi ngược lại tinh thần tự do thương mại cũng như quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước, không phù hợp với quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ.

Ông Trần Văn Quát, Chủ tịch UBND xã Kim Sơn, huyện Châu Thành - địa phương có diện tích cây sapô lớn nhất tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện nay sapô đang là cây chủ lực của xã, đời sống nhân dân vươn lên thoát nghèo và làm giàu từ cây sapô. Tới đây, diện tích trồng sapô của xã sẽ còn tăng lên bởi loại cây này dễ chăm sóc, có giá cả ổn định.

Báo cáo kết quả sản xuất lương thực trong năm, ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, tổng sản lượng lương thực cả năm ước đạt gần 1,37 triệu tấn (đạt trên 103% kế hoạch đề ra). Trong đó, đối với cây lúa, diện tích gieo trồng cả năm trên 230.605 ha, năng suất bình quân 58,77 tạ/ha (tăng 1,53 tạ/ha so với năm 2013), sản lượng trên 1,35 triệu tấn; cây lương thực có hạt (chủ yếu là cây bắp) xuống giống trên 4.000 ha, sản lượng thu hoạch trên 14 nghìn tấn.