Xuất Khẩu Cá Ngừ Hạn Chế Vì Thiếu Nguyên Liệu

Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (Vasep), trong năm 2013, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 526 triệu USD, giảm 7,2% so với năm 2012.
Năm 2013, do thời tiết không thuận lợi, nhiều mưa bão, thêm vào đó chi phí cho chuyến biển cao do xăng dầu tăng giá nên hoạt động khai thác thuỷ sản ở các vùng biển xa của ngư dân gặp nhiều khó khăn.
Chất lượng cá sau thu hoạch lại không đủ phẩm cấp để XK dưới dạng hàng có giá trị cao nên giá bán cá ngừ đại dương giảm mạnh khiến nhiều tàu bị lỗ vốn. Sản lượng khai thác cá ngừ đại dương năm 2013 giảm, chỉ đạt 13 nghìn tấn, giảm 15% so với năm 2012.
Theo thống kê của Vasep, năm 2013, trong khi XK các sản phẩm cá ngừ chế biến vẫn tăng khả quan thì XK các sản phẩm cá ngừ có giá trị cao lại giảm.
Mỹ, EU, Nhật Bản, ASEAN, Israel, Tunisia, Canada và Mexico tiếp tục là nhóm 8 thị trường NK cá ngừ chính của Việt Nam, chiếm tới gần 86% tổng giá trị NK cá ngừ của Việt Nam.
Trong bức tranh chung XK cá ngừ, mặc dù quá nửa số thị trường XK chính của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng dương, nhưng do 3 thị trường Mỹ, Nhật Bản và ASEAN sụt giảm nhập khẩu nên khiến tổng giá trị XK cũng giảm.
Thị phần của các thị trường thay đổi so với năm 2012: Mỹ đã giảm tới hơn 7%; Nhật Bản giảm 1,5%, trong khi tỷ trọng giá trị XK sang EU tăng 4%. XK cá ngừ của Việt Nam sang EU vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt.
Tuy nhiên, theo nhìn nhận của các chuyên gia, quý IV/2013, khi các thị trường EU bước vào mùa lễ hội lớn nhất trong năm, XK sang 3 thị trường nhập khẩu chính trong khối là Đức, Italy và Tây Ban Nha lại có sự sụt giảm so với cùng kỳ. Điều này cho thấy vị trí của các sản phẩm cá ngừ Việt Nam đang có dấu hiệu bị lung lay.
Năm 2013, do những khó khăn về nguyên liệu đã khiến các DN phải chuyển đổi cơ cấu XK các sản phẩm cá ngừ sang EU. Tổng giá trị XK cá ngừ sang khối này đạt 67,9 triệu USD, giảm 7,4%, trong khi các sản phẩm chế biến lại tăng hơn 81%, đạt hơn 73 triệu USD.
Nhìn chung năm 2013, XK cá ngừ của Việt Nam gặp nhiều khó khăn: Lượng cá ngừ tồn kho tại các thị trường lớn tăng; yêu cầu vệ sinh tại các thị trường ngày càng khắt khe hơn; nguồn nguyên liệu trong nước để XK dưới dạng các sản phẩm có giá trị cao thiếu, khiến DN phải NK nguyên liệu từ bên ngoài nhưng thuế NK lại tăng, thủ tục NK vẫn còn rất phức tạp...
Vasep cũng đưa ra dự báo, năm 2014, nguồn nguyên liệu cá ngừ phục vụ cho XK vẫn thiếu. Cả năm 2014, tổng kim ngạch XK cá ngừ dự báo đạt 550 triệu USD tăng khoảng 4% so với năm 2013.
Có thể bạn quan tâm
Sau hơn 2 năm đưa cây gừng lên với bà con nông dân huyện Pác Nặm (Bắc Kạn) theo Dự án 3PAD với mục tiêu thiết lập mô hình phát triển nông lâm nghiệp bền vững.

Hiện nay, nhu cầu rau an toàn (RAT) của người tiêu dùng rất lớn. Tuy nhiên, người trồng RAT trên địa bàn tỉnh Bình Dương đang gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu thụ, rất cần sự hỗ trợ từ phía ngành chức năng và chính quyền địa phương.

Sau khi thuế xuất khẩu mặt hàng sắn về 0% từ 5/9, mặt hàng này đã trở thành nông sản xuất khẩu có giá trị tăng mạnh nhất trong 9 tháng vừa qua.
Đến nay, Hưng Yên đã cơ bản thu hoạch xong toàn bộ diện tích nhãn. Theo đánh giá sơ bộ của Sở Nông nghiệp và PTNT, sản lượng nhãn toàn tỉnh năm nay ước đạt 35 nghìn tấn, giảm khoảng 5 nghìn tấn so với vụ trước nhưng giá bán cao hơn từ 5 - 10 nghìn đồng/kg.

Đến nay, diện tích na dai toàn huyện Lục Nam (Bắc Giang) là 1.720ha, vượt 72% so với mục tiêu.