Xuất Khẩu Cá Ngừ Bứt Phá

Nếu như trong quý 1/2012, xuất khẩu tôm Việt Nam chỉ đạt mức tăng trưởng khá khiêm tốn, xuất khẩu cá tra dù đạt mức tăng trưởng cao nhưng vẫn liên tiếp phải đối diện với nhiều khó khăn thì có thể thấy, xuất khẩu cá ngừ đang có nhiều chuyển biến tích cực.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến giữa tháng 3/2012, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 101 triệu đô la Mỹ, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, hai thị trường có mức tăng trưởng nổi bật nhất là Tuynidi và Xuđăng. Thị trường Tuynidi đã có nhiều bất ngờ với tốc độ tăng trưởng lên tới ba con số, hơn 809%. Đối với thị trường Xuđăng, chỉ tính riêng trong tháng 1/2012, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này đã lớn hơn tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ sang nước này trong cả năm ngoái với tốc độ tăng trưởng lên đến 356,6%.
Điều này đã đưa Xuđăng trở thành một trong mười thị trường nhập khẩu nhiều cá ngừ của Việt Nam, trong đó chủ yếu là cá ngừ đóng hộp.
Bên cạnh đó, các thị trường chính của cá ngừ Việt Nam như EU, Nhật Bản, Thụy Sỹ, Israel... cũng đạt mức tăng trưởng khả quan, lần lượt tương ứng là 36,7%, 90,6%, 96,6%, 95,6%.
Trong khối EU, tăng trưởng đáng chú ý nhất là hai thị trường Đức và Italia. Mặc dù nền kinh tế EU gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài nhưng tính đến giữa tháng 3/2012, thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam trong năm qua là Đức vẫn đạt mức tăng 87,8%. Thị trường Italia đạt mức tăng trưởng nổi bật với ba con số, đạt gần 153%.
Thị trường Canada cũng có dấu hiệu tăng trưởng cao do sự chuyển dịch trong tỉ trọng giá trị xuất khẩu từ sản phẩm cá ngừ có giá trị thấp sang sản phẩm có giá trị cá ngừ có giá trị cao.
Tuy nhiên, xuất khẩu cá ngừ sang 2 thị trường chính là Mỹ và Libăng lại giảm nhẹ, lần lượt giảm tương ứng là 2,9% và 3,6%.
Gần đây, việc tổ chức lại một cách hợp lý các khâu tổ chức khai thác đồng thời thử nghiệm nhiều mô hình khai thác mới đã mang lại hiệu quả cao, về cơ bản đã phần nào giải quyết được tình trạng thiếu hụt sản lượng cá ngừ nguyên liệu trong nước.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng mô hình “tàu mẹ - tàu con” đang được triển khai tại một số địa phương trong cả nước đang được đánh giá là có hiệu quả cao. Trong điều kiện thực tế như hiện nay thì mô hình liên kết khai thác và tiêu thụ hải sản trên biển đang được thí điểm tại Phú Yên là phương thức tổ chức sản xuất tiết kiệm, khép kín quy trình từ khai thác – thu mua – chế biến – xuất khẩu hải sản, từ đó giúp nâng cao giá trị đánh bắt của ngư dân.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014 những hộ nuôi hàu lồng ở xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau rất phấn khởi vì thời tiết thuận lợi, hàu thương phẩm không bị rớt giá. Toàn xã Đất Mũi hiện có 17 bè nuôi hàu, khoảng 500 lồng. Đầu năm 2014, thả nuôi trên 100 tấn hàu giống, đến nay đã thu hoạch 170 tấn hàu thương phẩm trừ chi phí lãi trên 1 tỷ đồng. Bình quân mỗi hộ lãi trên 70 triệu đồng. Sau 8 tháng hàu giống đạt trọng lượng từ 4 - 5 con/kg và thu hoạch dần cho đến cuối năm, thị trường tiêu thụ chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh giá dao động từ 15.000 – 20.000 đồng/kg. Hàu là loại dễ nuôi, thức ăn chủ yếu là phù sa. Đặc biệt nuôi hàu cũng ít tốn công chăm sóc nên lợi nhuận đem lại từ con hàu thương phẩm rất lý tưởng. Hiện nay, những hộ nuôi hàu lồng xã Đất Mũi chuẩn bị hàu giống để nuôi lấp vụ.

Nghề nuôi cá tra ở Đồng Tháp Đồng Tháp là tỉnh có diện tích nuôi cá tra lớn nhất khu vực ĐBSCL. Năm 2013 nuôi 1.994 ha, sản lượng đạt 365.437 tấn, XK đạt 182.714 tấn, giá trị kim ngạch hơn 473 triệu USD. Cá tra Đồng Tháp đã có mặt ở hơn 90 thị trường trên thế giới.

Nuôi trồng thủy sản (NTTS) của tỉnh Nam Định hiện phát triển sôi động cả ở vùng mặn lợ và nước ngọt; diện tích nuôi trồng đạt trên 15,5 nghìn ha với 40 vùng nuôi tập trung, sản lượng trung bình mỗi năm đạt 63,5 nghìn tấn. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất giống, sản xuất thức ăn và nuôi trồng được ứng dụng nhanh vào sản xuất.

Hơn một tháng qua, người nuôi cá điêu hồng ở Hợp tác xã (HTX) xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) phấn khởi vì cá điêu hồng được các thương lái thu mua với giá 40.000 đồng/kg, tăng từ 5.000 - 7.000 đồng/kg so với tháng trước và nông dân lãi hơn 6.000 đồng/kg cá. Tuy nhiên, giá cá thường bấp bênh, dịch bệnh tăng, chất lượng con giống và môi trường là những vấn đề khiến người nuôi cá điêu hồng không an tâm.

Từ tháng 3 đến nay, hàu nuôi tại Long Sơn xảy ra hiện tượng chết kéo dài và hàng loạt nhưng chưa rõ nguyên nhân. Có người mất trắng cả tỷ đồng, có người còn chút vốn liếng muốn gầy lại đợt hàu sau nhưng không dám vì sợ rủi ro.