Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất Khẩu 2015 Với Những Thách Thức Và Cơ Hội

Xuất Khẩu 2015 Với Những Thách Thức Và Cơ Hội
Ngày đăng: 09/12/2014

Đồng Tháp có 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực là chế biến thủy sản và lúa gạo. Theo nhận định của các chuyên gia, xuất khẩu năm 2015 sẽ có những thuận lợi và thách thức mới.

30 năm đổi mới trong lĩnh vực xuất khẩu đã mang lại những kết quả bất ngờ. Riêng trong giai đoạn 2006 - 2015, khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), với những tác động từ cắt giảm thuế quan, mở rộng thị trường, dòng vốn FDI gia tăng dẫn đến việc tăng mạnh các sản phẩm công nghiệp chế biến, kích thích tăng trưởng xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình hàng năm trên 17%.

Theo các chuyên gia, năm 2015 sẽ có những cơ hội cũng như thách thức mới với Việt Nam qua việc ký kết Hiệp định khu vực thương mại tự do FTA. Thông qua các lộ trình cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, hàng hóa Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận thị trường và các quốc gia đối tác FTA.

Ngoài ra các đối tác FTA mới mà Việt Nam đang tiến hành đàm phán: EU, EFTA, Liên minh hải quan Nga... đều là các nền kinh tế có cơ cấu hàng hóa thương mại bổ sung với Việt Nam, không mang tính cạnh tranh lẫn nhau. Tuy nhiên, thách thức đối với hoạt động xuất khẩu là các doanh nghiệp chưa khai thác hết lợi ích từ FTA mang lại để đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường trong khi chúng ta phải mở cửa thị trường cho hàng hóa nhập khẩu.

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sản xuất nông nghiệp từng bước phát triển. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của vùng là lúa gạo, cá tra, thủy sản và cây ăn trái. Các tỉnh đã bước đầu hình thành mối liên kết mới trong đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, tiến đến chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong vùng góp phần làm tăng việc làm, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế nông thôn với mục tiêu giúp tăng thu nhập cho nông dân...

Tuy nhiên, hạn chế trong sản xuất nông nghiệp của các tỉnh ĐBSCL là còn thiếu tính bền vững, mặc dù sản lượng nông nghiệp và xuất khẩu tăng nhanh; sản xuất nông nghiệp quy mô còn nhỏ, manh mún, chất lượng thấp, bảo quản sau thu hoạch gây hao hụt lớn và ảnh hưởng đến chất lượng, nông sản xuất khẩu.

Để kinh tế ĐBSCL phát triển bền vững cần phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và chú trọng tăng cường liên kết, hợp tác. Chủ trương liên kết “bốn nhà” được đánh giá sẽ tạo ra hướng phát triển bền vững cho kinh tế nông nghiệp ĐBSCL. Từ đó, khắc phục được tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, thực hiện tập trung nguồn nguyên liệu, thu hút doanh nghiệp đầu tư và nối kết sản xuất của nông dân với thị trường.

Thời gian qua, Đồng Tháp là địa phương, chú trọng đến việc liên kết tiêu thụ sản phẩm và đạt được nhiều kết quả bước đầu. Sự hợp tác giữa nông dân và doanh nghiệp ngày càng chặt chẽ, cùng chia sẻ khó khăn với nhau. Đồng thời tỉnh đang từng bước nâng dần chất của các hợp tác xã (HTX) và sáp nhập những HTX có chung lợi thế tiến đến phát triển HTX đa dịch vụ, gắn kết giữa doanh nghiệp và nông dân.

Đến hết tháng 9 năm nay, diện tích thực hiện cánh đồng liên kết của tỉnh là gần 87.000. Ngoài ra, tỉnh còn đặc biệt quan tâm đến việc hợp tác với nước ngoài, những địa phương của đất nước bạn có cùng chung lợi thế, nhằm học hỏi tiến bộ trong khoa học kỹ thuật, từ đó giúp nông sản thế mạnh của tỉnh ngày càng nâng chất lượng, có thể gõ cửa được những thị trường khó tính...

Nguồn bài viết: http://baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE187DA9/Xuat_khau_2015_voi_nhung_thach_thuc_va_co_hoi.aspx


Có thể bạn quan tâm

Triển vọng cây vải thiều ở Kbang Triển vọng cây vải thiều ở Kbang

Vài năm trở lại đây, nông dân Kbang (Gia Lai) đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao, như: chanh dây ở xã Nghĩa An, cam sành ở xã Sơn Lang và cây vải thiều ở xã Đông. Riêng cây vải thiều được đánh giá cao về hiệu quả kinh tế hiện đang được bà con mở rộng diện tích khá nhiều.

30/05/2015
Năng suất lạc xuân tăng Năng suất lạc xuân tăng

Vụ xuân năm nay, huyện Tân Yên (Bắc Giang) trồng gần 1.700 ha lạc tập trung chủ yếu ở các xã: Phúc Hòa, Việt Lập, Quế Nham...

30/05/2015
Cơ hội với siêu giống mới Cơ hội với siêu giống mới

Thời gian qua, Đồng Nai thu hút nhiều doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó, có những dự án phát triển vùng nguyên liệu sản xuất, chế biến để xuất khẩu những “siêu giống” mới có lợi thế vượt trội so với các giống truyền thống, như: cây siêu cao lương, cây cỏ Cực Đông số 6…

30/05/2015
Lâm Đồng gia tăng diện tích cà chua bị sâu xanh gây hại Lâm Đồng gia tăng diện tích cà chua bị sâu xanh gây hại

Ngày 26/5, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Lâm Đồng cho biết, diện tích cà chua trong toàn tỉnh Lâm Đồng bị sâu xanh gây hại đang có chiều hướng gia tăng. Cụ thể, đến thời điểm hiện tại, cả tỉnh có 471ha cà chua bị sâu xanh gây hại - tăng 71ha so với tuần trước, tỷ lệ hại từ 2,5% - 20%.

30/05/2015
Tỏi tím Cồn Nâm loay hoay đi tìm đầu ra trên thị trường Tỏi tím Cồn Nâm loay hoay đi tìm đầu ra trên thị trường

Bao đời nay, cây tỏi đã gắn liền với cuộc sống của bà con thôn Cồn Nâm, xã Quảng Minh (thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình). Dù còn nhiều khó khăn vất vả nhưng họ vẫn yêu nghề, giữ nghề và có một khát khao cháy bỏng là được mang sản phẩm chất lượng này tới người tiêu dùng trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận.

30/05/2015