Xuất khẩu 2,4 tỷ USD thủy sản, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường lớn nhất

Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 19,55% tổng giá trị xuất khẩu. Trong 4 tháng, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt 370,25 triệu USD, giảm 30,13% so với cùng kỳ năm 2014.
Xuất khẩu sang Nhật Bản cũng giảm đáng kể với mức giảm là 11,31%. Xuất khẩu tăng trưởng ở các thị trường như Thái Lan (tăng 13,52%) và Hà Lan (tăng 0,21%).
Tháng 5, thời tiết thuận lợi cho bà con ngư dân bám biển khai thác thủy sản, các tàu làm nghề khai thác xa bờ như lưới vây, lưới cản, mành chụp khơi đạt sản lượng khá cao. Ước 5 tháng đầu năm 2015 sản lượng khai thác thủy sản đạt 1.305 ngàn tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện đang là thời điểm chính vụ khai thác cá ngừ đại dương, sản lượng khai thác cá ngừ tăng ở các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên.
Tại Bình Định sản lượng khai thác cá ngừ mắt to - vây vàng đạt 4.169 tấn, tăng 3,8 % so với cùng kỳ, tại Khánh Hòa ước đạt 1702 tấn tăng khoảng 3,5%, đạt 3.100 tấn tăng 12,5% so cùng kỳ năm trước.
Theo thông tin của địa phương, nhiều chủ tàu câu cá ngừ đại dương ở Phú Yên chuyển sang khai thác cá chuồn, vì hiệu quả kinh tế cao hơn.
Theo các chủ tàu, so với chuyến biển câu cá ngừ đại dương kéo dài 1 tháng với chi phí hàng trăm triệu đồng, thì hành nghề lưới chuồn chỉ khoảng 20 ngày, nhờ vậy chi phí cho mỗi chuyến biển chỉ từ 60 đến 70 triệu đồng.
Mặt khác, ngư trường hành nghề lưới chuồn rộng, cá chuồn dồi dào và giá cá ổn định ở mức từ 17.000 đến 20.000 đồng/kg nên hiệu quả kinh tế mang lại cao.
Tại Phú Yên, hiện có khoảng 2/3 trong khoảng 650 tàu cá của ngư dân trong tỉnh đã chuyển sang hành nghề lưới chuồn hoặc vừa hành nghề lưới chuồn vừa câu cá ngừ đại dương.
Trong khi đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 5 năm 2015 ước đạt 369 ngàn tấn, tăng 2,7 % so với cùng kì năm trước, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 5 tháng đầu năm đạt 1.119 ngàn tấn, tăng 1,9% so với cùng kỳ.
Có thể bạn quan tâm

Trước áp lực siết nợ từ ngân hàng, đã có không ít hộ nông dân nuôi tôm, cá tra ở ĐBSCL quyết định chuyển sang nuôi gia công, thậm chí bán một phần tư liệu sản xuất để giải quyết nợ. Trong khi đó, chính sách khoanh nợ cho đối tượng này, có hiệu lực vào đầu tháng 11-2014, liệu có rơi vào “vết xe đổ” của những chính sách tương tự?

Sáng 10/10, tại Trường Đại học Nha Trang khai mạc lớp tập huấn quốc tế về “Quản lý đàn cá bố mẹ và chọn giống trong nuôi trồng thủy sản”. Tham gia lớp Tập huấn có 32 học viên là các chuyên gia và cán bộ hoạt động trong lĩnh vực thủy sản đến từ các nước thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Từ đầu mùa mưa, phòng Kinh tế thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) đã tuyên truyền bà con tích cực triển khai các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt, theo đó từ giữa tháng 9 trở lại đây, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tăng tương đối nhanh gần 2.500 ha, riêng nuôi cá trong vèo chiếm trên 3.000 m2 diện tích mặt nước, tăng hơn gần 800 m2 so với tháng trước.

Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 5.425 ha nuôi trồng thủy sản. Mặc dù bị tác động của dịch bệnh, nhưng từ đầu năm đến nay các địa phương đẩy mạnh công tác chăm sóc, phòng trị bệnh cho đàn thủy sản và xây dựng mô hình chăn nuôi thuỷ sản theo hướng trang trại.

Từ dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi cá tầm trong lồng trên hồ chứa Vĩnh Sơn C, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai”, tháng 5-2013, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Kbang cùng 10 hộ dân trên địa bàn huyện đã tiến hành lập dự án, khảo sát thực tế hồ chứa, bố trí lắp đặt 20 ô lồng, mỗi ô rộng 32 m2 và thả 10.000 con cá tầm giống. Đến nay, sự phát triển ổn định của đàn cá cho thấy những tín hiệu khả quan trong việc nuôi cá tầm trên địa bàn huyện.