Xuất khẩu 11,4 tỷ USD nông sản trong 5 tháng

Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 5,62 tỷ USD, giảm 7,4%; đặc biệt giảm rất mạnh ở các mặt hàng như gạo (14,6%) và cà phê (38%).
Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 2,41 tỷ USD, giảm 17%, và giảm rất mạnh ở thị trường lớn nhất là Mỹ (30,13%).
Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 2,69 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong tháng 5, giá lúa, gạo trong nước giảm nhẹ do nhu cầu xuất khẩu yếu.
Giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên giảm trong bối cảnh nông dân trồng cà phê Việt Nam vẫn có xu hướng giữ hàng không bán ra vì mức giá hiện chưa đạt như kỳ vọng.
Giá cao su trong nước tháng 5 diễn biến giảm trong bối cảnh thị trường cao su thế giới chưa có dấu hiệu khởi sắc.
Giá các loại rau, củ Đà Lạt tăng đáng kể do sản lượng rau giảm ảnh hưởng bởi nhiều cơn mưa đá, gió lốc và mưa lũ nhiều tuần qua.
Cũng theo Bộ NN&PTNT, trong 5 tháng, nhập khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy sản ước khoảng 9,25 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, nhập khẩu một số mặt hàng chính đạt khoảng 7,13 tỷ USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước.
Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát tại cuộc họp Chính phủ ngày 27/5, những tháng đầu năm xuất khẩu nông, lâm, thủy sản khá khó khăn do xuất hiện những vấn đề mang tính chất “tình huống”.
Điển hình nhất trong sản xuất, lần đầu tiên trong 20 năm qua xuất hiện tình trạng khô hạn kéo dài như hiện nay, vụ xuân cũng hiếm có trong lịch sử với tình trạng “xuân ấm”… khiến sản xuất khá vất vả vì đi chệch quỹ đạo thời tiết bao nhiêu năm nay.
Cùng với đó, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp do phong trào “tự dung, tự cấp” lương thực ở nhiều quốc gia, thậm chí nhiều quốc gia chỉ chuyên nhập, giờ cũng tham gia vào thị trường xuất. Chính sách tỷ giá, chính sách bảo hộ… của nhiều quốc gia cũng khiến tình hình xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam khó khăn hơn.
Tuy vậy, Bộ trưởng Cao Đức Phát đánh giá, nhìn tổng quát thì nông nghiệp vẫn phát triển ổn định và chuyển dịch theo đúng tinh thần tái cơ cấu ngành.
Có thể bạn quan tâm

Nếu tận dụng mặt nước sẵn có từ vườn dừa, đồng thời áp dụng cải tiến một số phương pháp như cải tạo mương vườn, chọn giống, quản lý, chăm sóc tốt thì hàng năm chúng ta sẽ có một lượng tôm càng xanh thương phẩm khá lớn, góp phần tăng thu nhập đáng kể và giải quyết một lượng lao động tại địa phương

Đứng cạnh hệ thống tạo ôxy trên ao nuôi tôm, anh Tính bất ngờ bị cánh quạt của thiết bị này quấn lấy quần lôi luôn vào trong. Tai nạn khiến nông dân 27 tuổi phải nhập viện trong tình trạng chỗ ấy đầm đìa máu

Công ty Vĩnh Hoàn, Đồng Tháp chính thức sử dụng công nghệ tiên tiến chiết xuất collagen từ da cá tra với quy mô 7,2 tấn bột phẩm/năm.

Thương lái thu mua tôm ở các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu… đang đổ về vùng tôm Trà Vinh tận thu tôm sú nguyên liệu, đẩy giá tôm tăng cao

Gia đình ông Trần Văn Sáng (ấp 6B, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) đang sở hữu một cây cóc “lạ” với nhiều chùm trái nặng trĩu. Cây cóc “siêu” trái này khoảng 30 năm tuổi, trái rất sai và kết thành từng chùm, mỗi chùm từ 150-1.100 trái (nhiều gấp 15-55 lần so với cóc xanh địa phương)