Xuất khẩu 11,4 tỷ USD nông sản trong 5 tháng

Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 5,62 tỷ USD, giảm 7,4%; đặc biệt giảm rất mạnh ở các mặt hàng như gạo (14,6%) và cà phê (38%).
Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 2,41 tỷ USD, giảm 17%, và giảm rất mạnh ở thị trường lớn nhất là Mỹ (30,13%).
Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 2,69 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong tháng 5, giá lúa, gạo trong nước giảm nhẹ do nhu cầu xuất khẩu yếu.
Giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên giảm trong bối cảnh nông dân trồng cà phê Việt Nam vẫn có xu hướng giữ hàng không bán ra vì mức giá hiện chưa đạt như kỳ vọng.
Giá cao su trong nước tháng 5 diễn biến giảm trong bối cảnh thị trường cao su thế giới chưa có dấu hiệu khởi sắc.
Giá các loại rau, củ Đà Lạt tăng đáng kể do sản lượng rau giảm ảnh hưởng bởi nhiều cơn mưa đá, gió lốc và mưa lũ nhiều tuần qua.
Cũng theo Bộ NN&PTNT, trong 5 tháng, nhập khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy sản ước khoảng 9,25 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, nhập khẩu một số mặt hàng chính đạt khoảng 7,13 tỷ USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước.
Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát tại cuộc họp Chính phủ ngày 27/5, những tháng đầu năm xuất khẩu nông, lâm, thủy sản khá khó khăn do xuất hiện những vấn đề mang tính chất “tình huống”.
Điển hình nhất trong sản xuất, lần đầu tiên trong 20 năm qua xuất hiện tình trạng khô hạn kéo dài như hiện nay, vụ xuân cũng hiếm có trong lịch sử với tình trạng “xuân ấm”… khiến sản xuất khá vất vả vì đi chệch quỹ đạo thời tiết bao nhiêu năm nay.
Cùng với đó, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp do phong trào “tự dung, tự cấp” lương thực ở nhiều quốc gia, thậm chí nhiều quốc gia chỉ chuyên nhập, giờ cũng tham gia vào thị trường xuất. Chính sách tỷ giá, chính sách bảo hộ… của nhiều quốc gia cũng khiến tình hình xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam khó khăn hơn.
Tuy vậy, Bộ trưởng Cao Đức Phát đánh giá, nhìn tổng quát thì nông nghiệp vẫn phát triển ổn định và chuyển dịch theo đúng tinh thần tái cơ cấu ngành.
Có thể bạn quan tâm

Do ảnh hưởng của nắng hạn, mực nước các hồ trên địa bàn huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) thấp hơn mực nước chết, nguồn nước tưới cạn kiệt nên hầu hết các cây trồng chủ lực của địa phương đều tạm ngưng gieo trồng.

Chiều 9/7, UBND huyện Đồng Xuân (Phú Yên) đã tổ chức lễ phát động chiến dịch tháng ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn trên địa bàn huyện (từ ngày 9/7 đến 9/8).

Chiều 10-7, tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát về đề án tái cơ cấu nông nghiệp, UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: Sau 2 năm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp bước đầu đạt được những kết quả khả quan.

Ngày 8/7, nhiều gia đình tại xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, nơi trồng hành lá lớn nhất tỉnh Lâm Đồng cho biết, hiện thương lái đang tới địa phương thu mua loại nông sản này với giá 18.000 đồng/kg, đây là thời điểm hành lá có giá cao nhất từ đầu năm đến nay.

Năm 2007, hồ tiêu giá thấp, anh Nguyễn Xuân Tình, ấp Tân Hòa, xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước đem 200 cây sưa đỏ vào trồng xen trong vườn tiêu của gia đình. Đầu mùa mưa năm nay, gia đình anh bán được 1 cây giá 12 triệu đồng. Số còn lại người mua trả giá bình quân 5 triệu đồng/cây nhưng anh chưa bán. Trồng cùng thời điểm như anh Tình, vườn sưa 200 cây của gia đình anh Nguyễn Văn Ánh ở cùng ấp, bán được 7 cây với giá 12 triệu đồng/cây.